COI THIEN THAI ENTERTAINMENT NETWORK |
|
Please click the banner to support Coi Thien Thai
! |
|
THẾ GIỚI BÙA NGẢI |
Tác giả: Hùng Sơn |
[Phần
1][Phần
2][Phần
3][Phần
4][Phần
5][Phần
6][Phần
7][Phần
8][Phần
9][Phần
10]
[Phần
11][Phần
12][Phần
13][Phần
14][Phần
15][Phần
16][Phần
17][Phần
18][Phần
19][Phần
20]
[Phần
21][Phần
22][Phần
23][Phần
24][Phần
25][Phần
26][Phần
27][Phần
28][Phần
29][Phần
30] |
Phần
1 |
Lời giới thiệu:
Bùa Ngải là một thế giới thuộc khoa học huyền bí, một lãnh vực đầy
lạ lùng và bí ẩn mà khoa học hiện tại không thể giải thích cũng như
khám phá nổi. Đặc biệt là tại Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng,
Bùa Ngải vẫn là một đề tài đầy bí mật chưa bao giờ được tiết lộ.
Trong tác phẩm này, nhà văn Hùng Sơn,
một người đã từng nghiên cứu Bùa Ngải trên 30 năm, đã vén màn bí mật
cho thấy những chi tiết lạ lùng của Bùa Ngải: Từ Bùa Yêu, Ngải Nói
cho đến Ma Xó, Thiên Linh Cái, v.v... Tất cả được lồng trong một
truyện dài tình cảm và khiêu gợi, chắc chắn sẽ đưa người đọc vào một
thế giới siêu hình, hấp dẫn từ trang đầu tới trang cuối tác phẩm.
"Thế Giới Bùa Ngải" khi khởi đăng
trên tạp chí "Khoa Học Huyền Bí" tại San Jose, đã gây chấn động giới
đọc giả và tạo nhiều dư luận, ủng hộ có, chống đối có. Có người gọi
tác phẩm này là một "tác phẩm khiêu dâm". Có người lại cho rằng đây
là một tác phẩm giá trị được viết dựa trên sự hiểu biết thật sự của
tác giả về vấn đề Bùa Ngải, là một đề tài bí mật ít ai dám khai thác
từ nhiều năm qua.
Huyền thoại hay sự thật? Chuyện
hoang đường hay chuyện đáng tin? Chúng tôi xin dành sự phán xét cho
đọc giả sau khi đọc hết cuốn truyện này.
Lời Calvin:
Đây là truyện thứ 9 sau 8 truyện tình đầu tiên (Cô Giáo Thảo, Cô
Giáo Thuỷ, v.v...) Calvin đọc được của tác giả Hùng Sơn, đọc qua rồi
sẽ nhớ mãi và phải công nhận truyện có nội dung rất hay đáng đọc. |
|
Vào thập niên 60, những người tò mò, hoặc tin tưởng vào bùa
ngải, ít ai không biết tới thầy Mười ở cầu Bình Lựi, ông vào
khoảng 70 nhưng thân thể rất tráng kiện, nước da ngăm đen,
người hơi lùn. Những lời đồn đãi chung quanh cuộc sống của
thầy Mười nhiều khi nghe tới rợn người. Những quyền phép mà
người ta nói về ông vượt xa óc tưởng tượng của các nhà văn
chuyên viết về chuyện ma quái.
Từ Sàigòn đi tới cầu Bình Lợi, cách khoảng 500 thước gần tới
chân cầu, một con đường đất nhỏ bên tay phải dắt tới những
thửa vườn dừa, cam và mận đầy ăm ắp. Vô trong chừng hơn cây số,
quẹo tay trái, gặp ngay một căn nhà ba gian hai trái, có mái
ngói đỏ bạc mầu, đó chính là nhà thầy Mười.
Thầy Mười sống với vợ con, nhiều người ngạc nhiên về số tiền
thầy kiếm được hàng tháng không phải là ít, vậy mà thầy Mười
sống rất lam lũ, vợ con hàng ngày nấu xôi đi bán rạo kháp vùng.
Khi bước chân vô nhà thầy Mười, trong căn phòng khách, chẳng
ai có thể tin được ông già này lại là một ông thầy bùa nổi
danh như vậy.
Trong phòng khách, một chiếc bàn gỗ mộc mạc, sáu cái ghế đơn
sơ, trên bàn lót miếng kiếng, ở bên dưới tấm kiếng, mấy tấm
hình vợ con xếp lung tung trông thật quê mùa. Một bình trà và
mấy cái chén nhỏ để trong chiếc khay bằng nhôm cũ đã tróc nước
sơn. Thầy Mười tiếp khách ở đây.
Ngồi trong phòng kh.lch nhìn ra vườn; quả là một khung cảnh
nên thơ, có lẽ thầy Mười đã tốn rất nhiều công phu cho vườn
cây trá i này.
Những mùa trái cây nở trộ, khách Sàigòn tới vườn cây của thầy
Mười, ít ai muốn về, nhất là vào dịp hè, trời Sàigòn nóng nực,
trai gái kéo xuống vườn trái cây của thầy Mười tình tự, nô đùa
thật thích thú. Nhưng ngay trong vườn cây, một cái am nho nhỏ,
chiều dài khoảng 6 thước, chiều ngang hơn 3 thước, nằm lạnh
lùng, mặc dù chưa tới gần, mọi người đã ngửi thấy mùi nhang
trầm thơm ngát mùi thơm không lấy gì làm lạ với những người mộ
đạo Phật, vì đấy cũng chỉ là những loại nhang thơmbán đầy dẫy
ở ngoài chợ và chùa chiền nào cũng có.
Nhưng không hiểu sao, mùi nhang này tỏa ra từ căn nhà nhỏ bé
kia, có một sức quyến rũ lạ lùng. Tuy nhiên, khi bước chân tới
gần căn nhà nhỏ đó, ai cũng có cảm giác lành lạnh rợn người,
như phải băng qua một bãi tha ma vào những 'đêm trời tối. Mọi
người đều biết đó là nơi thầy Mưừi thờ phượng và luyện phép,
nuôi ngải. Chưa có một người nào có đủ can đảm bước vào n(~i
đây một mình, kể cả những thầy bùa của những môn phái khác, dù
cho đã từng đi lại với thầy Mười
nhiều lần. Người ta gọi đây là Am Thầy Mười nơi bất khả xâm
phạm và là trung tâm của những chuyện kỳ bí ghê hồn.
Lần đầu tiên San được gặp thầy Mười vào một ngày hè, trời thực
oi bức. Buổi sáng hôm đó đã có một trận mưa nho nhỏ, nhưng
không làm cho cái nóng của Sàigòn giảm sút chút nào?
Vừa bước vào vườn cây thầy Mười, San đã cảm thấy tâm hồn thực
thảnh thơi. Có lẽ mầu xanh của lá, hương thơm của hoa, cũng
như dáng dấp của những chùm mận nặng trĩu trên cành làm chàng
quên đi một Sàigòn đầy cát bụi.
Hôm nay, San và sư phụ chàng tới gặp thầy Mười có hai mục đích:
Thứ nhất là đem một thân chủ xuống cho thầy Mười giúp dùm vài
công chuyện nan giải. Thứ hai là thầy Tư muốn giới thiệu San
với thầy Mười, vì cách đây mấy tháng, San đã chính thức được
làm lễ "Xuất Sư.
Thầy Mười chính là đệ tử duy nhất, xuống núi sau cùng và kề
cận Sư Tổ khi mãn phần. Cũng vì lý do này, những sư huynh đệ
cũa thầy Mười rất kiêng nể ông/ trong đó có sư phụ San.
Được gặp thầy Mười là một điều thích thú. San đã nôn nóng muốn
gặp ông từ lâu, nhưng không được phép. Có lẽ với kinh nghiệm
nhiều năm, hễ cứ học trò nào đem xuống giới thiệu cho thầy
Mưừi là y như rằng; không sớm thì muộn, thầy Tư mất luôn đệ tử
đó!
Họ thường lén lén, lút lút xuống cầu xin thầy Mười chỉ dạy
những điều thầy Tư chỉ dành cho những đệ tử đã được làm lễ
xuất sư, có nghĩa là có thể lập am thâu đệ tử, quảng bá môn
phái.
Những người sau khi đã được làm lễ xuất sư rồi, không bao giừ
được nhận ngưừi khác làm thầy mình nữa, mặc dù cho có học hỏi
ở người đó trăm ngàn phép thuật, cũng chỉ coi là trao đổi và
cùng tu luyện mà thôi. Đó là lý do duy nhất San biết tại sao,
dù thây Tư rất quí mến thầy Mười và mà hôm nay chàng mới được
gặp thầy Mười. Điều này đã mặc nhiên cho thấy; trên phương
diện tu luyện, quảng bá pháp thuật của môn phái đã có sự cạnh
tranh thương mại rồi!
Vừa bước chân qua cổng vườn, mấy con chó nhào ra sủa vang, cô
thân chủ theo sau vội thụt lại. Thầy Tư cười hì hì, nói lớn:
- Thầy Mười đâu rồi, không ra đuổi mấy con chó quỉ này đi, bộ
trốn trong đó đặng tụi tôi nấu xong nồi thịt cầy mới ra phải
không?
Tiếng cười thực sảng khoái vang lên làm cho mọi người giật
mình. Thầy Mười đang leo xuống từ một cây mận gần đó, vừa cười
vừa nói:
- Cứ mỗi lân thầy Tư xuống thăm tôi là hăm thịt mấy thằng đệ
tử này của tôi. Bữa nào tôi làm thịt một con xem thầy có dám
ăn không?
Trong môn phái điều kỵ nhất là ăn thịt chó. Cũng vì vậy mà mấy
ông thầy thường đem vấn đề ăn thịt chó nói chơi hoài.
Có một điều không hiểu tại sao, hồi San chưa nhập môn đã ăn
thịt chó nhlều lần mà không thấy khoái khẩu chút nào, nếu
không muốn nói là sau này thấy người ta ăn thịt chó là mình
còn buồn nôn nữa. Vậy mà sau khi theo thầy Tư học bùa, luyện
ngải, thịt chó là món ăn làm San thèm thuồng, tới nhiều khi
muốn bỏ thầy, lìa Tổ, để chén một bữa thịt cầy cho thỏa mãn.
Cũng vì thế mà chàng hiểu tâm
trạng của cả thầy Tư lẫn thầy Mười, thường lôi vấn đề ăn thịt
chó ra nói cho đỡ thèm.
Lơn tơn đi ra cổng, thầy Mười vẫn giữnụ cười thật tươi. Tới
đuổi mấy con chó đi, thầy Mười chỉ ngay San nói:
- Có phải chú em này là thầy San đó không?
San giật mình vì không hiểu tại sao thầy Mười lại biết mình,
thầy Tư quay qua nhìn San cười hì hì.
- Tôi dám chắc mấy thằng đệ tử tôi đem hình thầy cho thầy Mười
coi rồi. Thầy đừng có để thầy Mười dằn mặt đó.
San cười giả lả.
- Dạ thưa thầy con đâu dám. Với thầy Mười thì cần gì phải dằn
mặt. Lúc nào con lại không biết đang đứng trước núi Thái Sơn.
Là học trò của thầy từ lâu, ai lại không biết thầy Mười là đệ
tử cưng của Sư Tổ. Chính thầy là sư huynh của thầy Mười, thầy
cũng biết điều đó hơn ai hết mà.
Thầy Tư mỉm cười, ông biết San vừa nhắc khéo thầy Mười thân
phận bề trên của mình, điều mà nhiều khi vì tài giỏi hơn thầy
Tư, thầy Mười thường né tránh cấp bậc đàn em đó.
Thầy Mười cười lớn.
- Khéo thật, khéo thật. Chỉ một câu nói diện kiến này của thầy
San, tôi đã biết thầy Tư chọn không lầm người cho xuất sư.
Chẳng bù với đám đệ tử của tôi, không đáng sách dép cho thầy.
Thôi, mời tất cả vô nhà đi.
San vừa định nói thêm vài lời tâng bốc, thầy Mười đã quay lưng
đi vô trong. Mọi người lẽo đẽo theo sau.
Hình như thầy Mười không chạy, coi bộ ông ta đi rất thong thả
mà vừa đó đã tới thềm nhà rồi, trong khi mọi người còn lếch
thếch ở mãi ngoài sân.
Thầy Tư lẩm bẩm:
- Lại giở trò rồi, đó là phép thâu đất. Đi một bước bằng ba.
Tôi biết, hể gặp đệ tử mới của tôi là thế nào ông ấy cũng dằn
mặt. Chứng nào vẫn tật đó.
San mỉm cười:
- Với ai thì thầy lo, còn con đã xuất sư rồi, những điều thầy
Mười biết, mình cũng biết chứ có lạ lùng gì đâu.
Thầy Tư lắc đầu.
- Thầy lầm rồi, trong môn phái, cả trăm người được xuất sư,
nhưng chưa có ai qua mặt được thầy Mười đâu. Nhiều điều thầy
Mười làm mà tôi chưa bao giờ được nghe Sư Tổ nói tới, chứ đừng
nói là luyện được nữa.
- Như vậy có nghĩa là Sư Tổ mãn phần, thầy Mười đương nhiên là
chưởng môn.
Thầy Tư lắc đầu.
- Không phả i vậy, lúc đầu ai cũng tưởng như thế. Khi thầy
Mười mang tin Sư Tổ chết về, họp anh em lại, dở bức di chúc
của Sư Tổ ra. Ai cũng tưởng là di huấn lập thầy Mười lên làm
chưởng môn. Lúc đó, tụi tôi đứa nào cũng lễ mể đem quà tặng
tới. Đến khi mở tờ dl huấn ra, chỉ có vẻn vẹn mấy chữ:
Phật tại tâm.
Bạo phát bạo tàn.
Hồn ai nấy giữ.
Chân không.
Đúng là nét chữ của Sư Tổ, mọi người hoảng kinh vì biết là Sư
Tổ không chỉ định chưởng môn mà để lại một lời cảnh cáo thôi.
Tuy nhiên, hai chữ cuối cùng "Chân không" thì quả thực chưa ai
hiểu thấu.
Nhiều người lấy thiền triết ra giải nhưng cũng không ổn, vì có
nhiều lẽ nghịch lý với môn phái. Cái không không của nhà Phật
cũng chẳng hạp với những gì các đệ tử trong môn phái đã học
được. Bởi vậy, cho tới giờ này, di huấn vẫn là một điều bí mật.
- Bây giờ tờ di huấn đó ở đâu hả thầy?
- Để ở trong am thầy Mười.
Con muốn coi được không?
- Ai coi mà không được, duy chỉ có điều thầy Mười lộng vô
khuôn lớn để sau lưng tượng Phật Tổ, gắn liền vào tường, che
màn lên nên không gỡ ra được.
- Trong số các thầy, bộ không ai muốn giữ tờ di huấn của Sư Tổ
à?
- Ai mà không muốn, nhưng mà thầy Mười đâu phải tay dở!!
Tự nhiên San linh cảm có điều gì không ổn. Di huấn của Sư Tổ
chưa được hiểu rõ ràng và đó cũng là những lời duy nhất của vị
Sư Tổ sau cùng để lại. Nay thầy Mười giữ để thờ phụng. Như vậy,
có khác gì chính thầy Mười là chưởng đâu.
Những đệ tử được xuất sư có ai lại không muốn được tận mắt
nhìn thấy di huấn này. Như vậy có nghĩa là phải tới bái kiến
thầy Mười để được nhìn thấy di huấn. Hơn thế nữa, thầy Mười
lại là người xuống núi sau cùng và chôn cất Sư Tổ, thử hỏi
những bửu bối của ngài hiện ai giữ, nếu không phải là thầy
Mười.
Nghĩ vậy nên San hỏi thầy Tư:
- Thưa thầy, ngoài di huấn đó ra, thầy Mười còn đem xuống núi
những gì khác không?
Thầy Tư gật đầu:
- Không ai biết hết được những gì thầy Mười đem từ núi xuống.
- Nhưng ít nhất lúc Sư Tổ còn sống, cũng có người lên thăm
nuôi và biết được Sư Tổ có những gì chứ?
- Mấy năm chiến tranh lan rộng, không còn ai dám lên núi gặp
Sư Tổ nữa. Chỉ còn thầy Mười là người duy nhất ở trên đó thôi,
đến lúc Sư Tổ chết, cũng phải là gần mười năm xa lìa đám đệ tử.
Những gì sau này Sư Tổ luyện được đâu có ai biết, ngoài thầy
Mười.
- Nếu vậy tại sao Sư Tổ không cho thầy Mười làm chưởng môn?
- Ai lại không biết tâm tánh thầy Mười. Ông nổi tiếng về
chuyện tà ma thôi. Những điều tốt lành không làm ông có hứng
thú.
Nói tới đây, mọi người đã đi tới thềm nhà.
Thầy Mười đang đứng ở đó chờ, ông nhìn San tủm tỉm cười:
- Hôm nay thầy San tới đây, chắc chắn phải ở lại đây tới sáng
mai rồi. Nghe nói thầy làm ở Cục An Ninh cũng được tự do lắm,
không phải trực gác gì phải không?
- Dạ, con lo phận sự ở ngoài nên miễn trực gác.
- Đi lính như thầy khỏe ru, chẳng bù với mấy thằng đệ tử tôi;
đi hành quân muốt mùa, lâu lâu mới được về, bởi vậy chẳng có
đứa nào tu luyện được môn nào cho ra hồn cả!
Thầy Tư mỉm cười nói vô:
- Tôi cũng may mắn có được thầy San, nếu không cũng chẳng biết
phải làm sao. Tụi mình già quá rồi mà đệ tử chẳng có đứa nào
đủ sức cho xuất sư cả. Nghĩ cũng buồn.
Thầy Mưừi trầm ngâm:
- Cái kiểu này, chiến tranh kéo dài rồi lấy ai nối nghiệp mình
đây. Dù cho có xuất sư được mười ông thì chỉ vài năm sau cũng
có tới tám ông bỏ cuộc, còn hai ông đi
vào đường bá đạo, làm tan nát hết, lúc ấy Tổ cũng bỏ, Phật
cũng chê mà thôi.
Bỗng thầy Tư cười lớn, nói nửa đùa nửa thật:
- Hôm nay mới nghe được thầy Mười nói một câu nhơn đức.
Thầy Mười cười ha hả, nói với San:
- Thầy San đừng có nghe lời thầy Tư mà nghĩ xấu cho tôi nhé.
Dù mình có luyện tà ma nhưng ăn hiền ở lành. Trời Phật cũng độ.
San nói bọc theo:
- Dạ, thầy bà cốt giừ được cái đức là Trời thương rồi. Còn
chánh hay tà là người đời gán ghép đâu có quan hệ gì.
Nghe San nói, thầy Mười có vẻ khoái lắm. Ông nhìn thầy Tư cười
hể hả:
- Thầy Tư nghe chưa. Tôi bắt đầu khoái thầy San rồi đó. Tôi
bảo đảm với thầy, nếu Sư Tổ còn sống, chắc chắn ngài cũng vui
lắm. Không lý chức chưởng môn lại lọt vào tay đời sau chúng
hay mình sao?
Thầy Tư chỉ mỉm cười, ông nhìn San nhắc lại một phần lời di
huấn của Sư Tổ:
Phật tại tâm. Hồn ai nấy giữ nghe thầy San.
San lật đật nói:
- Dạ... dạ, thầy Mười thương thì nói nhưvậy thôi, con biết
mình hơn ai hết mà. .
Đến bây giờ thầy Tư mới chỉ người con gái đi theo, nói với
thầy Mười:
- Đây là cô Lệ, chủ quán rượu bán cho Mỹ ở Sàigòn. Cô Lệ theo
tôi cũng lâu, nay tôi muốn đem cô ấy lên đây nhờ thầy giúp một
tay.
Bỗng thầy Mười bật cưừi ha hả:
- Sao khéo quá vậy, không lý là cái duyên của thầy San.
San lật đật nói ngay:
- Thưa thầy, con với cô Lệ không có gì đâu, cô Lệ cũng biết mà.
Từ lúc tới đây tới giờ, Lệ chỉ lẽo đẽo theo sau mọi người, bây
giờ nàng mới lên tiếng:
- Dạ thưa thầy Mười, con-lên đây để xin thầy ít món đồ về buôn
bán thôi/ chứ con với thầy San là chỗ quen biết lâu rồi. Con
không dám nghĩ tới chuyện khác đâu.
Thầy Mười mỉm cười:
- À, tôi có nói gì chuyện này nọ đâu. Tôi nói cái duyên là hôm
nay ông Tổ trong cây chuối hột của tôi luyện đúng 100 ngày.
Đang cần một nam một nữ để thỉnh ông Tổ ra. Tôi già rồi, luyện
ba cái phép này tội nghiệp quá, hơn nữa, kiếm mấy đệ tử nữ cho
loại bửu bối này cũng khó. Cái này chỉ hạp cho các cô cần để
mồi chài đàn ông thôi. Hôm nay cũng có một bà sồn sồn muốn tới
thỉnh để mồi chài cái ông quan gì trên quận, xin mở cái quán.
Tôi đang định cho bà ta hay, nhưng còn đang chần chờ, vì nghĩ
cũng tiếc cho công trình 100 ngày của tôi, chỉ để cho bà ta
xin giấy phép mở cái quán cốc thì uổng quá. Bây giờ có cô và
thầy San ở
đây quả là cái duyên rồi. Thầy San học được bửu bối mà chính
thầy Tưlà sưphụ của thầy San cũng chỉ nghe nói mà chưa luyện
được. Còn cô gập đúng ngày đem được ông Tổ này về, lo gì làm
ăn không khá. Đàn ông sẽ quì dưới chân cô hàng chục đứa cho
coi. Nhưng đừng có làm ác, dụ dỗ chồng con người ta mà mang
tội đó.
Lệ hớn hở, nói:
- Con xin cám ơn thầy Mười, con xin lỗi đã nghĩ tầm bậy. Xin
thầy chỉ cho con phải mua sắm gì bây giờ, con xin đi mua ngay.
Thầy Mười cười hề hề, nói như giễu:
- Phật này không dụng trái cây. Có ai tưởng đến thì xin đi
tiền.
Mọi người cùng cười xoà vì cái tếu của thầy Mười. Trong khi đó,
thầy Mười luồn tay qua lưng qưần, lôi ra một sợi dây cà tha,
loại dây được bện bằng chỉ ngũ sắc, có 5 đốt bằng chì cán mỏng,
chia sợi dây làm năm khúc, tượng trưng cho Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,
Thổ, Công dụng của loại dây này để độ thân hoặc luyện gồng~
tùy theo người thầy luyện phép nào vô dây cà tha. Thầy Mười
đưa sợi dây cà tha cho San, nói:
- Tối nay đúng nửa đêm, thầy sẽ đưa cô Lệ ra vườn sau, chỗ cây
chuối hột tôi luyện bửu bối. Hai người bưng cái tráp nhỏ bằng
sừng con tê giác của tôi hứng ngay dưới bắp chuối. Hãy hứng
lấy đúng 36 giọt. Trong cái tráp nhỏ bằng sừng tê giác này,
tôi có bôi một lớp mỡ voi nên giữ được những giọt nước phép đó
trọn vẹn, không thể thấm vào đâu được Khi nào thấy nước không
rỉ ra nữa thì phải
coi chừng, ngay ở tầu lá chuối non vừa nhú ra, có một ông Tổ
nanh heo của tôi được tào lá mới nhô ra đó mang từ dưới gốc
cây lên, tôi đã gởi vào thân cây từ 100 ngày trước. Thầy San
phải nấm lấy ông Tổ liền, đừng để cho tào lá chuối
nở tung ra, hất ông Tổ xuống đất là nước phép hết linh nghiệm
ngay. Bởi vì không thể để ông Tổ nhập thổ được. Khi nắm được
ông Tổ rồi, thầy bỏ liền vô miệng núc một cái rồi lại bỏ vào
miệng cô Lệ để cô ta núc một cái nữa, xong đặt ông Tổ vô cái
tráp có mấy hạt nước vừa hứng được, đậy lại là xong.
Lúc nãy, thầy Tư nói thầy San: "Hồn ai nấy giữ là đúng, nhưng
sức thầy trong lúc này chưa giữ nổi hồn của thầy đâu bởi vậy
tôi mới đưa sợi dây cà tha hộ mệnh của tôi cho thầy. Thầy phải
đeo vào tôi mới an tâm được.
San cầm sợi dây cà tha tần ngần. Năm đốt chì cán mỏng để vẽ
bùa cuốn vô dây không phải làm bầng chì mà là 5 đốt vàng ròng.
Mỗi đốt cũng phải hơn nửa lượng vàng lá. San thắt sợi dây cà
tha vào bụng mà nghe hồi hộp lạ lùng.
Thầy Tư bảo chàng:
- Nếu tôi biết luyện phép chuối hột cũng không dám làm. Lấy
dây cà tha vàng đâu mà dùng bây giờ.
San cũng đồng ý với thầy Tư ngay:
- Con cũng nghĩ vậy. Dù có học xong pháp môn này cũng đành để
đó thôi, lương lính lấy tiền đâu mua vàng lá làm cà tha đây.
Thầy Mười mỉm cười chỉ Lệ:
- Cái đó cô Lệ sẽ lo cho các thầy. Tôi phá lệ lần này, không
nhận tiền tổ của cô Lệ. Tôi cho cô đem phép ông Tổ về dùng để
mồi chài mấy thằng Mỹ kiếm tiền. Tôi nói trước cho cô Lệ hay,
trong vòng mười ngày, cô sẽ kiếm được mười lần hơn số tiền mua
vàng để làm sợi cà tha này. Đúng ngày thứmười một, có một
người đàn ông nào cho cô một đồng, cô cứ ỉa ra mang lên đây
cho tôi ăn. Còn khi kiếm được nhiều tiền hơn tôi nói, cô phải
mua đủ số vàng đem tặng thầy San cho tôi luyện dây cà tha cho
thầy ấy, cô có chịu không?
Lệ mừng rỡ nói ngay:
- Dạ... dạ... con chịu, con chịu. Chẳng nói dấu gì thầy, mấy
tháng nay ế ẩm, chẳng nói mười ngày mà cả tháng con cũng không
kiếm được nhiều tiền như vậy đâu. Nếu có tiền là con mua vàng
lên nạp cho thầy San liền.
Thầy Mười gật gù mỉm cười trong khi cả thầy Tư và San vừa
mừngvừa phục thầy Mười hết sức. San không ngờ thầy Mười dám
nói mạnh miệng như vậy. Từ hồi theo thầy Tư tới giờ, mỗi ìân
giúp thân chủ nào điều gì, thầy Tư chỉ dám xin tiền nhang đèn
là 36 đồng là cùng, sau này tiền bạc mất giá, thầy Tư tăng lên
360 đồng. Chưa bao giờ chàng thấy thầy Tư đòi ai bạc ngàn cả.
Hôm nay thầy Mười nói như vậy có nghĩa là cô Lệ phải trả ít
nhất là hai lượng vàng lá. Chàng cũng không ngờ là cô Lệ lại
vui vẻ nhận lời như thế.
San còn đang tần ngần, thầy Mười nói tiếp:
- Cô hãy đưa bàn tay phải tôi coi.
Lệ ngoan ngoãn đưa bàn tay ra cho thầy Mười coi ngay. Thầy
Mười nắm bàn tay thon nhỏ và trắng muốt của Lệ cúi sát xuống
coi thực kỹ. Hai tay thầy nâng niu bàn tay và vuốt nhè nhẹ
trong lòng bàn tay cô. Không khí nặng chĩu, mọi ngưừi đều im
lặng theo dõi mọi cứ chỉ của thầy Mười.
Coi bàn tay một lúc sau, thầy Mười vạch mí mắt Lệ coi, rồi lại
coi sau lỗ tai, vuốt nhè nhẹ sau gáy Lệ rồi nói:
- Cô theo thầy Tư được bao lâu rồi?
- Dạ cũng khoảng hơn ba tháng.
- Trong thời gian đó, cô có đi thầy bà nào khác không?
- Dạ có.
- Tại sao cô lại bỏ thầy Tư đi kiếm người khác?
Lệ hơi tần ngần, nhìn thầy Tư thực nhanh:
- Tại con nôn nóng, hàng họ ế ẩm quá nên theo mấy đứa bạn
thôi, chứ con có bỏ thầy Tư đâu.
Thầy Mười cười khà khà:
- Thế rồi hôm nay cô trở lại thầy Tư, ông ta không chịu giúp
cô nữa và đem cô lên đây phải không?
Lệ cuống quít, nói:
- Dạ... dạ... lúc nào con cũng kính trọng thầy Tư mà, con đâu
có giám phản ai đâu, chỉ tại hàng họ ế ẩm quá nên theo mấy đứa
bạn thôi.
- Tôi có nói gì cô đâu, nhưng mà bạn bè cô hại cô rồi.
Lệ ngơ ngác:
- Thưa thầy nói sao ạ?
- Cô chưa biết thủ đoạn của mấy thằng thầy bùa thầy ngải bá
đạo. Chúng nó chỉ giỏi hại người ta thôi, chứ không giúp ích
gì được ai. Thấy cô có tiền, chúng ếm cô rồi. Cô đang bị ếm
bằng Ngải Đen đó. Nếu không gặp tôi hôm nay, cô sẽ lệ thuộc
vào thằng thầy ma giáo nào đó suốt đời, cô phải đi làm nuôi
nó, nếu không Ngãi Đen sẽ phát ra làm máu cô đen lại, đau nhức
khắp mình mà chết. Lúc đó có
Trời mới cứu được cô.
Trong khi San bán tín bán nghi, Lệ nói:
- Xin thầy giúp con...
San nghe được âm thanh nghi ngờ của Lệ trong câu nói, cô ta có
vẻ dầy dạn trong vấn đề thầy bà. Thầy Mườl mỉm cười, nói tỉnh
bơ:
- Trước hết cô nhìn bàn tay cô mà tôi vừa coi xem có gì trong
đó không?
Lệ đưa bàn tay lên coi rồi lắc đầu, nói:
- Dạ không.
- Được, ly nước trà cô vừa uống còn không?
Lệ cầm ly nước trà lên, nhìn sơ rồi nói:
- Dạ, còn nửa ly thôi. .
Cô bưng ly nước lên bằng hai tay ngang tầm mắt, nhìn cho kỹ
vào ly nước.
Lệ làm theo lời thầy Mưừi ngay, nàng rất tỉnh táo bưng ly nước
lên ngang mặt.
- Bây giờ cô khấn theo tôi.
Lệ “dạ” một tiếng nho nhỏ, trong khi thầy Mười khấn:
- Xin 36 vì Phật Tổ chứng minh.
Lệ lập lại ngay:
- Xin 36 vì Phật Tổ chứng minh.
- Con tên là...
- Con tên là Nguyễn thị Diễm Lệ.
- Cho con thấy dấu tích Ngãi Đen trên mình con.
- Cho con thấy dấu tích Ngãi Đen trên mình con.
Thầy Mười lùi ra sau mấy bước, bắt ấn chỉ vô ly nước đọc lâm
râm nhưng câu thần chú thực khó hiểu rồi quát lớn:
- Cấp cấp như luật lệnh, mau.
Nói xong, thầy ra ghế ngồi rút một điếu thuốc lá, bật hộp quẹt
châm lửa đốt như không có chuyện gì xẩy ra. Hít một hơi thực
dài, thở khói ra rồi nói:
- Cô đem ly nước này ra ngoài sân, cầm ly nước bằng tay trái,
đổ vô bàn tay mặt sẽ thấy Ngãi Đen xuất hiện.
Lệ dạ một tiếng, bước ra sân ngay. San tò mò đi theo, ra tới
sân, Lệ nhìn San mỉm cười như đùa cợt. Cô ta để ngữa bàn tay
phải rồi đổ từ từ chén trà vô bàn tay.
Nước trà vừa đổ vô bàn tay, Lệ bỗng rú lên, thân thể run rẩy.
Nàng sợ hãi tới cùng cực, mặt mày xanh mét. San thấy bàn tay
Lệ tự nhiên gặp nước trà trở nên đen như mực, chẳng khác gì ly
nước trà là bình mực tầu tưới vô bàn tay nàng, San vội đỡ ly
nước trên tay Lệ, trong khi Lệ mếu máo:
- Thầy San ơi, Trời ơi, cái gì thế này...
San hơi một thoáng nghi ngờ, vội lấy ly nước trà còn lại đổ
vào tay mình, nhưng chẳng có gì xẩy ra, nưức trà vẫn là nước
trà. Cẩn thận hơn, chàng đưa ly nước lên miệng nhấp thử cũng
chẳng thấy gì lạ, trong khi Lệ theo dõi từng cử chỉ của San,
chàng bảo nàng:
- Cô thử nếm một chút xem, trong ly nước này chẳng có gì lạ
cả.
Lệ lắc đầu nguầy nguậy, nhìn ly nước trà như một quái vật:
- Không... không... em sợ lắm.
Thầy Mười cũng vừa ra tới, trên tay ông cầm ly nước, vừa uống
vừa nhìn Lệ mỉm cười:
- Cô đưa bàn tay trái đây coi.
Lệ đưa bàn tay trái ra ngay, thầy Mười cầm tay Lệ lên coi một
chút, vuốt nhè nhẹ cho những chỉ tay hiện rõ như thầy bói coi
chỉ tay rồi lắc đầu nói:
- Thằng này ác thực, thường thì người ta chỉ ếm đàn ông vào
tay trái. Đàn bà con gái vào tay mặt, nó bất chấp thiên lệnh,
ếm cô vào cả hai tay.
Vừa nói ông đổ luôn ly nước trà đang uống, vào bàn tay trái
Lệ. Bàn tay này cũng trở nên đen thui ngay.
Lệ như một cái xác chết từ từ đổ xuống. San vội vã đỡ lấy
nàng. Thầy Mười mỉm cười:
- Thầy San bồng cô ấy theo tôi.
Nói rồi ông đi ra vườn ngay, San ẵm Lệ khệ nệ theo sau thầy
Mười, chàng để ý thầy Tư vẫn ngồi ở phòng khách uống trà, dửng
dưng như không có chuyện gì xẩy ra.
Thầy Mười đi thẳng tới căn nhà nhỏ trong vườn, mở cửa bảo San:
- Thầy đưa cô Lệ vô đây, đặt nằm trước bàn thừ Tổ đi.
San làm theo lời thầy Mười, đặt Lệ nằm ngay ngắn trên mảnh
chiếu nhỏ trải trước bàn thờ. Có lẽ Lệ đã tỉnh lại rồi, cô ta
rên rỉ khe khẽ, cặp mắt trắng dã nhìn San thất thần.
Thầy Mười đưa San một xấp giấy súc vàng bạc, bảo chàng lau tay
cho Lệ. San lau ngay và chỉ một lúc sau tay nàng lại trắng
trẻo, mịn màng/ chàng bỏ mớ giấy vừa lau tay cho Lệ vô một cái
tỉnh nước mắm đã được rửa sạch, thầy Mười lấy nắp đậy lên, vẽ
một lá bùa dán chặn lên trên nấp. Xong, thầy ghi rõ tên Nguyễn
Thị Diễm Lệ lên mảnh bùa.
- Đỡ cô ấy ngồi dậy.
San đỡ Lệ ngồi lên, nàng yếu đuối níu lấy chàng run lẩy bẩy.
Trong khi thầy Mười quì gối tụng niệm, San chợt thấy thân thể
Lệ ép sát võ mình chàng mát lạnh, có lẽ ngoài bộ đồ cô đang
mặc, bên trong không có quần áo lót gì hết. Bộ ngực thực lớn
đè lên một bên cánh tũy chàng. Lệ yếu ớt vòng một tay qua vai
San níu cứng như ôm người tình. Có lẽ nàng vô tình không biết
làm cho San nóng người lên một cách dễ sợ. Tai hại hơn, cô ta
còn gối đầu lên vai chàng nhắm mắt lại nhưđể tìm một sự che
chở. Mặc dù bộ đồ của Lệ may bằng một loại vải dầy, nhưng may
hơi bó, lại ép sáp vô thân thể San, làm cho sự tưởng tượng của
chàng đi thực xa...
Tụng niệm một hồi lâu, thầy Mười quay lại nhìn hai người mỉm
cười, nói:
- Bây giờ cô Lệ cứ yên trí, tôi đã trục hết thần ngải ra khỏi
người cô và nhốt vô cái hũ này rồi.
Vừa nói thầy Mười vừa chỉ tỉnh nước mắm mà San vừa bỏ những
giấy vàng bạc lau tay cho Lệ vô đó. Mặt Lệ đã bớt tái, hơi thở
nàng điều hòa trở lại, nàng nói cám ơn lí nhí trong miệng và
vịn tay San đứng dậy. Nhưng Lệ vẫn đứng dựa vào chàng thực tự
nhiên như một người tình bé nhỏ. Thầy Mười bảo chàng:
- Thầy San đưa cô Lệ ra ngoài vườn ngồi cho mát rồi vô đây cho
tôi chỉ cách luyện bùa yêu trong cây chuối hột, tối nay thầy
biết đường mà làm.
Nói xong thầy Mười lui khui lôi một chiếc hộp nhỏ, lấy ra ít
đồ nghề vẽ bùa, trong khi San dìu Lệ ra ngoài. Không khí ngoài
vườn thật dễ chịu, trời đã nhá nhem tối, những tàng cây rũ
xuống thật thấp nhưmuốn che khuất lối đi làm cho khung cảnh
nơi đây thực .âm u. Cả hai đi tới một gốc cây lớn, San dìu Lệ
ngồi xuống. Nàng nót:
- Thầy San à, thầy ngồi xuống đây với em một chút rồi hãy đi.
Vô trong đó nóng nực lắm, vội gì.
San mỉm cười, ngồi xuống bên Lệ.
Chưa kịp yên chỗ, bỗng Lệ níu đầu chàng xuống hôn thực say
đắm. San bàng hoàng vì hành dộng bất ngờ của Lệ, nhưng vẫn đễ
yên cho Lệ hôn. Một lúc sau, Lệ ngước mặt lên nói nho nhỏ:
- Thôi, thầy San vô trong am đi, không có thầy Mười đợi đó.
San gật đầu nhè nhẹ yếu ớt, đứng dậy trở vô am. Thầy Mười thấy
chàng trở lại mỉm cười, hỏi:
- Cô Lệ đã hoàn hồn chưa. Coi bộ con nhỏ này cũng khá lắm.
Nhiều người thấy tay bị nhuộm đem mất hồn hai ba ngày.
Chàng nghi ngờ, hỏi:
- Thưa thầy vụ Ngải Đen là thế nào?
Thầy Mười cười hì hì:
- Làm gì có ngải nghệ gì. Tôi bôi một thứ thuốc bắc lên tay cô
ta trong lúc làm bộ coi tay, loại bột này mắt thường khó thấy,
nó có đặc tính gặp chất chát như nước trà thì đỗ sang mầu đen
như mực tầu. Mình phải làm như vậy cho nó không coi thường
mình. Còn phép thuật Trời Phật làm gì có thứ nào người phàm
như chúng mình làm được như thế. Mà trong môn phái ta, bạo
phát thì bạo tàn, luyện làm gì những thứ ấy. Việc làm của thầy
tối nay mới là quan trọng, không thể nào lơ là được. Thứ bùa
yêu này mạnh nhất trong các loại bùa yêu. Nếu thầy yếu tay ấn,
người nữ sẽ làm thầy mất hồn mất vía đó, phải thận trọng hết
sức. Tôi coi cô Lệ không phải tay vừa đâu.
San bàng hoàng lãnh hội được bài học đầu tiên của thầy Mười!
Nụ hôn môi bất ngờ vừa rồi và thân thể căng đầy, tròn trịa của
Lệ làm chàng lo sợ. Tối nay chuyện gì sẽ tới với chàng.
Thầy Tư và thầy Mười vẫn ngồi trong phòngkhách đàm đạo Sau bữa
cơm tối, San và Lệ phải tắm rửa sạch sẽ đễ chứ tới nửa đêm đi
luyện bùa yêu.
Qua vụ "Ngải Đen", Lệ đã nhìn thầy Mười như thần thánh. Không
ai sai bảo mà nàng lui khui phụ với đám con thầy Mười nấu
nướng đử thứ cho bữa cơm tối thực siêng năng. Cái chuyện "Ngải
Đen" của thầy Mười, thầy Tư cũng biết từ lâu mà không nói với
San. Thảo nào, khi sẩy ra tự sự ông bình thản ngồi yên uống
nước nhưkhông có gì say ra.
Mọi người ăn cơm tối xong, trời cũng đã thực khuya, sau khi
dọn dẹp, Lệ định xuống nhà rửa chén, thầy Mười can lại:
- Cô Lệ lên đây ngồi uống nưức đi. Để đó tụi nhỏ nó làm. Cô
còn phải đi luyện bùa yêu vì sắp tới giờ rồi.
Quay qua San, thầy Mười hỏi:
- Thầy San nhớ kỹ những gì tôi dặn chưa?
San lật đật gật đầu:
- Dạ, con nhớ rõ rồi.
Thầy thuộc lòng câu chú chứ?
- Dạ, có năm chữ thôi mà, quên sao được.
Thầy Mười đứng dậy, kéo chàng ra ngoài vườn. Đi loanh quanh
một lúc ra mãi tận sau am, thầy Mười đưa San vào một khu đất
trồng toàn chuối, khu này khuất hẳn với nhà trên. Tới một cây
chuối lớn, có bắp chuối thật to thòng xuống khoảng đầu người.
Thầy Mười bảo chàng:
- Đây là cây chuối chút nữa thầy phải lấy nước phép và thỉnh
ông Tổ nanh heo ra.
Tháy Mưừi chỉ vào một vết nứt trên thân chuối bảo San:
- Thầy rọi đèn pin vô đây coi, vết này do tôi lấy dao bằng ngà
voi đâm vô đó để nhét ông Tổ bằng nanh heo vô từmột trămngày
trước. Tớihômnay, ôngTổ đã theo những lá non đi lên tới ngọn
và nhất định sẽ nhẩy ra, khi ông Tổ nanh heo nhẩy ra, thân
chuối sẽ vặn mình kêu cọt kẹt rất lớn. Tàu lá non lú ra từ từ
đẩy ông Tổ ra, thầy phải núm ngay lấy ông Tổ nanh heo này,
đừng để rớt xuống đất là hỏng. Nắm được ông Tổ rồi, đút ngay
vô miệng, nút một cái rồi đưa cho cô Lệ nút một cái. Chất nước
thầy và cô Lệ ..nút được từ ông Tổ nanh heo phải nuốt ngay,
không được nhổ đi. Nhớ dặn cô Lệ nữa. Lúc này cái tráp bằng
sừng tê giác đã phải có ba mươi sáu giọt nước hứng từ bắp
chuối chẩy ra rồi. Tôi nhắc lại, mỗi một giọt nước chẩy xuống
thầy phải đọc một câu chú thổi vào tráp, tất cả là ba mươi sáu
lần, phải lấy cho đủ nước. Điều tôi chắc chắn không thế nào
thầy cầm lòng được trưức thân thể cô Lệ, đó là sự thúc dục của
bùa chú bắt thầy phải hành động, không có hại gì cả. Tuy
nhiên, dù cho có làm gì cũng không thể để nước đổ ra ngoài và
ông Tổ không được rơi xuống đất. Khi đã bỏ ông Tổ vô tráp đậy
kín rồi, bỏ vào bao vải, cột chắc lại treo lên cành cây nào
cũng được. Lúc ấy là nhiệm vụ của thầy đã hoàn thành.
Mai mốt, thầy có muốn luyện phép này, cứ làm như tôi nói,
nhưng mỗi đêm trước khi đi ngủ, phải tắm rửa sạch sẽ ra ngay
chỗ đút ông Tổ vô thân chuối, đọc đủ ba mươi sáu lần câu chú,
vỗ vô thân chuối rồi đi ngủ ngay. Thầy phải hiểu công trình
chín mươi chín ngày của tôi luyện phép, đừng làm hỏng chuyện.
Có lẽ đây là lần sau cùng tôi luyện phép này, ông Tổ khi
luyệnxong có thể xài được hoài, cứ ngâm vào dầu thơm của thân
chủ đọc đủ ba mươi sáu lần câu thần chú là dùng'được. Càng lâu
ngày ông Tổ càng linh. Thầy giúp tôi luyện ông Tổ này xong,
tôi cũng đã trả ơn thầy bằng cách dậy thầy cách luyện phép này
rồi. Hơn nữa, còn tặng thầy sợi dây cà tha vàng mà cô Lệ hứa
cho. Như vậy là không ai nợ ai đìều gì. Ngày thứ một trăm này,
tôi già rồi, bắt tôi đi thỉnh ông Tổ ra thì tội nghiệp tôi
quá. Để chúc nữa thầy biết tại sao ngay. à, còn một điều thầy
phải nhớ, mai mốt này, nếu có luyện phép, người nào được thầy
chỉ định thay thế cũng chỉ được làm vào ngày chót thôi, còn
chín mươi chín ngày đầu, khôngđược mượn người khác và không
được gián đoạn một ngày nào cả. Nếu thầy có sức luyện đủ trăm
ngày là tốt nhất, sức quyến rũ của nước phép sẽ mạnh vô song.
Nhưng biết điều này rồi, xin thầy đừng dụ dỗ đàn bà có chồng
mà phá hạnh phúc gia đình người ta, Trời không tha đâu. Đã có
nhiều thầy hộc máu, chết bất đắt kỳ tửvì điều này rồi, thầy
muốn sống lâu thì nhớ lấy điều đó.
San ghi nhớ từng lời thầy Mưừi llói, hai người trở về phòng
khách.
Đêm nay trăng thực tròn, có lẽ là đêm mười sáu thì phải ánh
trăng soi rõ đường đi nên không cần đèn.
Về tới phòngkhách, thầy Tưvà Lệ đangngồi uống nước trà. Thầy
Mười bảo Lệ:
- Bây giờ cô theo thầy San đi thỉnh ông Tổ đi, có lẽ chúng tôi
ngồi đây uống nước trà một lúc rồi phải đi ngủ thôi, tụi tôi
không thức khuya chờ đâu, cô biết chỗ ngủ rồi phải không?
Lệ gật đầu, nói:
- Dạ, phòng con đã sửa soạn xong rồi, con ngủ ở cái trái bên
kia với chị Ba.
Thầy Mười gật đầu, nhìn San nói:
- Còn thầy San ngủ ngoài tấm phản sau tủ quần áo này, cái
giường đó chỉ vừa một người nằm thôi, tôi thường để cho mấy
con bệnh nghỉ đêm ở đó, thầy ngủ tạm nhé.
San lật đật nói:
- Dạ, dạ con ngủ đâu cũng được mà.
- Thôi, bây giờ thầy dẫn cô Lệ đi thỉnh ông Tổ cho tôi đi Cũng
sắp tới giờ bắp chuối chẩy nước ra rồi đó. San cầm cây đèn pin
và túi vải đi ra vườn. Lệ lật đật
theo chàng ngay.
Sợ Lệ không nhìn rõ đường, San rọi đèn cho nàng đi.Khi tới cây
chuối chuyện phép, chàng bảo Lệ:
- Tới rồi, cây chuối này đây.
Lệ nhìn quanh vườn chuối nói:
- Chỗ này dễ sợ quá thầy San ơi.
San nghe những tầu lá chuối cọ vào nhau kêu sào sạt cũng ơn
ớn, chàng nói:
- Nếu bảo tôi giừ này ra đây một mình coi bộ không ham rồi đó.
Nhất là ở đây gần am thờ phượngg của thầy Mười quá!
Lệ đứng gần lại San hơn, hỏi:
- Tại sao vậy?
Tại cô khôngbiết, thầy Mười nổi tiếngvề nuôi Thiên Linh Cái.
Lệ tò mò hỏi:
- Thiên Linh Cái là cái gì vấy thầy San?
Chàng thực thà nói:
- Thiên Linh Cái là cái bào thai sắp sanh người ta trục ra đem
ngâm rượu luyện phép. Nghe nói thầy Mười có ba con, hai trai,
một gái, tụi nó thành quỉ rồi, thầy Mười có thể sai khiến hồn
chúng thoát ra khỏi hủ rượu, chui ra ngoài đường được...
Chưa nói dứt câu, San giật nùnh vì Lệ đã nhẩy sổ lại ôm cứng
lấy chàng. Chân tay nàng run lẩy bẩy, San cố gỡ nàng ra nhưng
không được. Lệ rên rỉ:
- Thầy San ơi, về đi… em... em không dám ở đây đâu.
San nghe nàng nói chới với, bảo nàng:
- Về sao được, hôm nay là ngày quyết định sự hoàn tất một trăm
ngày của thầy Mười, tụi mình muốn ra đây luyện phép chứ thầy
Mười có ép ai đâu, nếu để thầy Mười thất bại vụ này, bộ cô yên
được với ông đó hay sao? Lúc đó tôi chỉ sợ cả ba con Thiên
Linh Cái cùng bò vô nhà cô một lượt thì đừng hỏi tại sao sui.
Lệ ré lên:
- Trời ơi... Thầy còn hù em nữa hả!
- Tôi không có hù cô đâu. Thầy Mười thành danh nhờ vụ đó cô
không biết sao?
Nếu vậy thì... chúng mình làm gì làm lẹ lẹ lên rồi về có được
không thầy San?
Tôi đâu có ham ở đây, nhưng mà mình phải chờ cho bắp chuối
chẩy nước ra đã.
- Tới bao giờ nó mới chẩy-nước ra hả thầy?
Chắc cũng sắp rồi. Chúng mình lấy tráp sừng tê giác hứng là
vừa.
San lui khui lấy cái tráp mở nắp ra bảo Lệ:
- Thôi, bây giờ cô nắm cái tráp này đi, chúng mình hứng nước
dưới bắp chuối kia, hình như nó bắt đầu ươn ướt rồi kìa.
Lệ nhất định không chịu buông chàng ra, San phải năn nỉ mãi,
nàng mới buông một tay cầm lấy cái tráp nhỏ, San cũng nắm lấy
tay nàng nâng lên. Thân thể Lệ vẫn ghì chặt vào mình chàng,
một tay nàng cầm tráp, một tay nàng níu cứng lấy lưng San.
Chỉ một lúc sau người chàng đã nóng lên bừng bừng vì hơi thở
và sự cọ sát giữa hai người. Cũng may lúc ấy nước trong bắp
chuối bắt đầu rỉ ra, một giọt, hai giọt, rồi ba giọt. San đọc
chú thổi vào tráp nhưlời thầy Mười dậy. Được vào khoảng hơn
mười giọt, San bỗng phát giác sự run rẩy của Lệ, bây giờ là
những cử động cọ sát thực dâm dật. Thân thể nàng uốn éo như
đang chìm trong cơn khoái lạc đê mê tột cùng. San cố cầm lòng
niệm chú tới lúc hứng được gần ba mươi giọt thì hình như chàng
không tự chủ được nữa! Quần áo Lệ đã bị nàng tự lột bỏ rơi rớt
xuống đất tự hồi nào. San run rẩy nhìn thân thể căng cứng của
cô gái làng chơi đangbám sát vào mình. Đã nhiều lúc chàng muốn
ném cái tráp xuống đất để ôm ghì lấy nàng. Cuối cùng giọt nước
thứ ba mười sáu cũng nhỏ xuống. San vội vàng nay nắp tráp lại,
bỏ vô túi vải, cột túi vải vào một tầu lá chuối gần đó.
Không biết có phải đây là duyên của Lệ hay không mà khi San ôm
ghì lấy nàng, thân thể nàng đứng ngay dưới bắp chuối, nước
tiếp tục nhỏ trên thân thể Lệ. Sau này, thầy Mười biết chuyện
mới bảo càhng, sự quyến rũ của bùa phép đã đi vào thânthể Lệ
vĩnh viễn vì sự vô tình hứng được những giọt nước quý báu của
bắp chuối. Đêm hôm đó, sau khi hứng đủ ba mươi sáu giọt nước,
cả hai cuộn vào nhau một hồi, bỗng San giật mình vì tiếng kêu
của thân chuối như vặn mình để cho tầu lá chuối non lú ra.
Chàng nhìn ngay thấy ông Tổ bằng nanh heo chói loà như cục
than hồng. Không còn suy nghĩ gì nữa, San vội vàng nhổm dậy,
nắm lấy ông Tổ đút vào miệng, nút một cái rồi lại đút ông Tổ
vào miệng cho Lệ nút một cái nữa. Xong! Bỏ ông Tổ đó vào tráp,
đậy lại, bỏ vô túi vải treo vào chỗ cũ. Chàng lại ôm ghì lấy
nàng …
(Hết Phần 1 … Xin mời xem tiếp
Phần 2) |
|
|
Xin các bạn vui lòng nhấn
chuột vào quảng cáo để ủng hộ Cõi Thiên Thai! |
|
(VIETNAMESE
STORIES - TRUYỆN NGƯỜI LỚN) |
Join Cõi Thiên Thai's
Mailing List To Receive Updates & News - (Recommended for people who
live in Viet Nam) |
|
Last Update: May 6, 2003
This story has been read (Since May 6, 2003):
|
|
This page is using Unicode
font - Please
download Unicode Font here to read
Web site: http://www.coithienthai.com
E-mail:
[email protected] |
|