PDA

View Full Version : Cho người yêu 'phá trinh' trước khi bán thân



thandong1
10-07-2012, 12:24 AM
16.04.2012 11:05
Thương mẹ oằn lưng chạy ăn từng bữa, lại nai lưng làm thay trâu, Linh đau đớn dâng đời con gái cho người yêu rồi lên thành phố bán thân kiếm tiền mua trâu giúp mẹ đỡ vất vả.
Bước vào chốn “lầu xanh” Phùng Thùy Linh (1988, Phụng Hiệp – Hậu Giang) tự hiểu vậy là con đường trước mắt mình chỉ còn nước mắt. Cho tới khi bị đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm, Linh không ngờ lại nhận được lời nhắn nhủ: “Cố gắng cải tạo thật tốt để sớm quay về hòa nhập xã hội, anh luôn chờ em…”

Vết trượt

Sinh ra và lớn lên ở vùng sông nước Hậu Giang, một vùng quê nghèo tới mức chưa bao giờ chị em Linh được một bữa ăn no, một ngày mặc đẹp. Vì thế có cố gắng lắm bố mẹ Phùng Thùy Linh cũng chỉ cho con học tới lớp 2 là phải nghỉ giữa chừng vì không có tiền đóng học tiếp. Rời ghế nhà trường, Linh và các anh chị phải giúp cha mẹ lao động cật lực kiếm sống qua ngày. Chẳng bao giờ em có thời gian đọc sách, truyện như các bạn thành phố khiến cái chữ Linh học ngày nhỏ cũng theo gió mà bay.


Đó là lý do khiến ngay sau khi bị đưa vào trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 Yên Bài – Ba Vì – Hà Nội, cô đã được xếp vào lớp học “xóa mù”.

Nhà xa, bố mẹ lại nghèo nên việc ra Hà Nội thăm con là điều vượt quá khả năng của họ. Có chăng thi thoảng gia đình cô mới gọi điện ra thăm hỏi, động viên đã là một niềm vui, hạnh phúc lớn với Linh. Vậy nên, khi cô giáo gọi tên Linh có khách khiến cô không khỏi ngạc nhiên. Có lẽ ngoài các cô giáo ở trung tâm thì đây là lần đầu tiên có người quan tâm tới Linh như một người bạn, một người thân nên Linh vui vẻ, cởi mở tâm sự với chúng tôi.



http://data.xzone.vn/Upload/263/Nam_2012/Thang_4/Ngay_16/gai1a.jpg
Linh dâng đời con gái cho người yêu rồi lên thành phố bán thân. Hình minh họa


Tuy nhiên, khi vừa nhắc tới gia đình, Linh đã khóc nức nở: "Ngày ngày tận mắt nhìn mẹ lao động cực nhọc dầm mưa, dãi nắng để kịp thời vụ em thương lắm. Giá có một con trâu mẹ đã không vất vả như thế. Nhưng tiền đâu mà mua trâu. Thứ có giá trị nhất trong ngôi nhà là 2 chiếc… lu nước bằng sành và 2 chiếc giường cũ rích, 2 cái màn rách. Quần áo cũng toàn đồ mặc thừa của người này người khác. Không có tủ quần áo như thành phố mà chỉ có một cây sào tre gác trên vách rồi vắt quần áo lên đó. Đấy là tất cả gia tài nhà em có”, Linh kể.

Thấy mẹ vất vả, Linh thương lắm nhưng cũng chỉ biết cố gắng phụ giúp mẹ mà không biết làm cách nào giúp mẹ thoát hẳn nghèo. Cho tới một lần Linh được bạn bè mách: “Mày xinh thế này lên thành phố làm nghề đấm bóp cho khách cũng kiếm được ối tiền. Công việc nhàn hạ, không đòi hỏi trình độ học vấn gì hết chỉ cần chịu thương, chịu khó biết nghe lời, tiền kiếm dễ chẳng khác nào trở bàn tay…”.

Nghe bạn nói Linh vui lắm, chẳng cần suy nghĩ nhận lời đi làm ngay. Nhưng đêm về nghĩ tới chuyện phải xa người yêu cô lại nao núng. Và rồi Linh quyết định trước khi đi sẽ dâng hiến thứ quý giá nhất của mình cho người yêu và coi đó như một lời hẹn ước. Cô không thể ngờ công việc “đấm bóp” mà người bạn nói đến còn bao gồm cả việc “bán vốn tự có”. Tuy nhiên, Linh cũng không ngại ngần mà tặc lưỡi chấp nhận bởi không làm chẳng biết kiếm đâu ra tiền mua trâu cho mẹ đỡ khổ.

“Nhớ lại những ngày đầu mới sa chân em sợ lắm. Chỉ nghĩ tới việc không chỉ mát xa cho những người đàn ông hầu hết say khướt mà còn phải ngoan ngoãn, chiều khách, rồi lại phải chấp nhận mời gọi họ thoải mái sục sạo khắp nơi trên cơ thể mới mong kiếm được đồng tiền từ túi họ khiến em phải co rúm người sợ hãi…”, Linh nhớ lại.

Nỗi sợ hãi còn theo Linh vào giấc ngủ tới mấy tháng trời, cứ ngủ là cô lại giật mình. Nhưng rồi cô cũng quen dần với việc mình trở thành món đồ trong tay đám đàn ông, Linh dần biết dùng thân xác mình để kiếm tiền… Tới lúc này, nỗi ghê sợ gần gũi những người đàn ông lạ cũng dần biến mất. Tuy nhiên, Linh lại lo sợ một ngày chuyện vỡ lở mẹ cô hẳn đau lòng lắm. Nhưng hơn cả. Linh sợ người yêu nơi quê nhà phát hiện ra bí mật tày trời này cô sẽ mất tất cả. Nhưng những đồng tiền bo của khách, tiền công bà chủ trả ngày ngày đã nhanh chóng khỏa lấp hết nỗi sợ hãi, sự xấu hổ của một cô gái mới lớn chưa hiểu chuyện đời. Hơn nữa, cuộc sống thành thị và nông thôn chênh lệch nhau quá lớn khiến Linh thèm khát tìm kiếm sự đổi đời ở thành phố.

Sống ở thành phố một năm, Linh đã bắt đầu sợ phải về quê. Chỉ cần nhớ lại khu vệ sinh ở quê đã khiến em rùng mình sợ hãi chứ đừng nói tới chuyện phải quanh năm đầu tắt mặt tối, chân lấm tay bùn và chẳng bao giờ được mặc quần áo đẹp. Còn ở thành phố, Linh có tất cả. Từ quần áo đẹp tới đồ ăn ngon. Thậm chí, chẳng bao giờ cô phải mó tay vào làm việc nhà. Đôi bàn tay Linh dường như xinh xắn hơn với bộ móng được chăm chút từng ly, từng tí. So với ở quê cuộc sống ở thành phố với Linh chẳng khác thiên đường.

Tuy nhiên, những lúc tĩnh tâm em vẫn lo sợ chuyện “cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Nếu chuyện Linh đi “bán thân” kiếm tiền vỡ lở khéo cô chẳng còn mặt mũi nào mà về quê chứ đừng nói tới hạnh phúc lâu dài với người yêu.

Nhưng “nghề” thì cô không thể bỏ, cô còn muốn kiếm thêm con trâu nữa để mẹ cho thuê, kiếm thêm đồng ra, đồng vào. Đúng lúc ấy Linh được bạn cùng “nghề” mách: Hà Nội đang có mốt săn thú vui với gái miền Tây. Và cô bạn rủ Linh cùng ra thủ đô “kiếm cơm” cho dễ. Như “gãi đúng chỗ ngứa”, Linh sốt sắng nhận lời bạn ngay.

Ở nơi cách quê cô cả ngàn cây số, hẳn việc cô làm gì, ở đâu tới, ma quỷ cũng chẳng thể hay. Đó là giải pháp tốt nhất để cô nhanh chóng gom tiền tậu trâu giúp mẹ và chuẩn bị cho tương lai cả đời của mình bằng số tiền tiết kiệm bán “vốn tự có”. Linh không thể ngờ sau hai ngày một đêm nằm tàu lặn lội ra Thủ Đô để rồi ngay lần “ vui vẻ” đầu tiên cô đã bị bắt quả tang khi đang “chiều khách”.

Hạnh phúc bất ngờ

Cái tin Linh bị bắt quả tang khi đang “hành nghề mại dâm” ở Hà Nội chẳng khác nào sét đánh ngang tai với gia đình Linh. Nhận được tin dữ, mẹ cô ngất lên, ngất xuống vì hoảng sợ và xấu hổ. Như không tin vào tai mình, bà vội gọi điện theo số con gái để lại thì không có người nghe máy, gọi theo số ghi trên giấy thông báo bà mới tin đích thị là con gái mình làm điều dại dột. Cũng từ đó bà không còn dám ngẩng mặt lên nhìn bà con xóm giềng. Bà chỉ biết khóc than thương con gái “vì con trâu mà tự đóng sầm cách cửa tương lai trước mắt. Còn ai dám lấy đĩ về làm vợ. Cái tiếng đó ở quê bà nặng nề lắm…”.

Từ ngày biết tin con gái bị bắt, bà cũng từ chối luôn mọi sự giúp đỡ, gần gũi của Mạnh, người yêu Linh. Bà nghe lời con gái, khuyên Mạnh đi tìm một người con gái khác trọn vẹn, hoàn hảo hơn. Còn Linh đã trở thành thân “gái nhơ nhớp” không còn xứng với Mạnh và tình yêu của anh. Tuy nhiên, Mạnh không chấp nhận những gì người yêu mình muốn.

Gia đình Mạnh nghèo không đủ tiền tàu xe ra Hà Nội thăm người yêu và có ra cũng không được gặp vì chưa có quan hệ ruột thịt, thân thiết nhưng anh vẫn cố tìm cách liên lạc qua mẹ Linh và nhất quyết chờ đợi với lời nhắn nhủ: “Anh biết em không phải cô gái hư đốn, đua đòi. Em thương mẹ oằn lưng làm cả việc của trâu nên mới có quyết định sai lầm. Em thật dại dột nhưng đáng thương hơn là đáng giận.


Anh tin sự xấu hổ và dằn vặt khi bị đưa vào trung tâm phục hồi nhân phẩm đã là một cái giá quá đắt em phải trả. Anh mong muốn mình sẽ là chỗ dựa vững chắc, là niềm tin vào cuộc sống cho em sau ngày trở về với xã hội. Ngày em ra anh sẽ tiết kiệm tiền để ra Hà Nội đón em về…”.

Linh không dám tin lời nói của Mạnh sẽ thành hiện thực. Nhưng cô đã có thêm niềm tin vào tương lai. Với Linh cho dù cả xã hội có khinh ghét, quay lưng lại thì cô vẫn vui vẻ và hạnh phúc với niềm tin Mạnh không ghét bỏ, khinh bỉ mình. Đó chính là động lực giúp Linh vượt qua mọi lời đàm tếu của thiên hạ mà làm lại từ đầu.