laongoandong
03-16-2007, 05:10 AM
:D
Mới tìm đư,ợc chuyện này :
Trong “Lịch Sử Hoạt Động Tình Báo” của Đảng CSVN, trên chiến trương miền Nam Việt Nam (1946-1975), có rất nhiều bi kịch cá nhân của các tình báo viên cộng sản, mà hai điển hình được nêu ra đây là bi kịch của Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn !
Phạm Ngọc Thao (PNT) và Phạm Xuân Ẩn (PXA) đểu là Cán bộ Tình báo Chiến lược của Đảng CSVN, trong suốt hai thời kỳ 1945-1954 (kháng chiến chống Pháp) và 1955-1975 (chống Mỹ cứu nước) nhưng PNT là thế hệ đàn anh, còn PXA thuộc thế hệ đàn em. Về vai trò và vị trí chiến lược của hai người trong hoạt động gián điệp cũng khác nhau! Chỉ có một điểm giống nhau là Họ Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền Đài!
1-Người hùng thời thế Phạm Ngọc Thảo (1922-1965 )
Sinh vào năm 1922 (ngày 14 tháng 2), PNT là đứa con thứ Chín trong gia đình đại điền chủ và là công giáo toàn tong. (Gốc ở Long Xuyên, sau năm 1930 về sống ở tỉnh Vĩnh Long -miền Tây Nam Bộ). Năm 1931, học xong chương trình Tiểu Học ở tỉnh nhà, PNT được gửi lên Sàigòn để vào học ở trường Trung Học Chasseloup Laubat (dân Sàigòn thường gọi là trường Tây, vì chỉ có con của các quan Tây và của người Việt vô dân Tây mới được học tại trường này). Năm 1937, PNT đã tốt nghiệp bằng Tú Tài II (gồm cả 2 Ban Toán và Triết). Sau đó, PNT ra học trường Kỹ sư Công chánh ở Hànội. Năm 1942, PNT đã đậu bằng Kỹ sư Công chánh và về làm việc ở Sàigòn từ năm 1943!
Trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám (1945), là thanh niên trí thức yêu nước, PNT đã hăng hái tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sàigòn (9-1945). Khi quân đội Pháp nương theo quân đồng minh (Anh-Ấn) trởi lại chiếm Sàig1òn (23-9-1945), PNT liền tham gia Đoàn quân Nam bộKháng chiến! Nhờ có trình độ học vấn cao, thông thạo ngoại ngữ (Pháp-Anh) nên PNT đã được tướng Nguyễn Bình cử đi học khóa đào tạo Cán Bộ Lãnh Đạo Tình Báo Nam Bô, do Trung ương mở cấp tốc trong thời gian 9 tháng. Học xong , trở về Nam Bộ, PNT đã được Ban Quân Sự Nam Bộ-sau này đổi là Bộ Tư Lệnh Nam Bộ (BTLNB), cử giữ chức Phó Ban Đặc Vụ Nam Bộ (năm 1948 đổi tên là Ban Mật Vụ Nam bộ. Năm 1950 được đổi tên là Ban Quân Báo Nam bộ)dưới quyền của tướng Hoàng Đạo, Cục trưởng Cục Tình Báo trung ương vào làm Trưởng Ban.
Điều khó khăn nhất của PNT là:Dù rằng, mang danh nghĩa là Phó Ban Mật Vụ Nam bộ (MVNB), tương đương cấp trung đoàn, và có khả năng chuyên môn, nhưng PNT chưa phải là Đảng viên Cộng sản, nên gặp rất khó khăn trong công tác lạnh đạo cấp dưới trực thuộc, mà hầu hết họ là Đảng viên Cộng sản! Bởi vì thành kiến thành phần xuất thân của PNT (Địa chủ-Công giáo), nên Chi bộ Đảng cơ quan MVNB không chịu kết nạp PNT, mặc dù đã có sự chỉ đạo của Đảng bộ BTLNB là phải kết nạp PNT sớm, để tráng tình trạng bất mãn, bỏ ngũ, như trường hợp Trịnh Khánh Vàng, Lê Văn Viễn… (!) Nhưng cho đến năm 1949 PNT vẫn còn là người ngoài Đảng!
Trong thời gian làm việc ở chiến khu Nam bộ 9 ( vùng Đồng Tháp Mười) PNT quen được một Cán bộ của Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam bộ, cùng tuổi với PNT, tên là Phạm Thị Nhiệm. Cha của bà Nhiệm là cụ Phạm Thân, người Nghệ An, là cử nhân Hán học, đã từng làm Huấn Đạo, Thị Độc… của triều đình Huế. Giáo sư Phạm Thiều, nguyên là Đốc học trường Tiễu học Cai Lậy (Mỹ Tho) và Thanh Tra Giáo Học các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, là anh ruột của bà Phạm Thị Nhiệm. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Phạm Thiều là Ủy viên Ủy Ban Hành chánh Kháng chiến Nam nbộ. PNT đã chính thức Kết hôn với chị Nhiêm vào ngày 1 tháng 6 năm 1949.
Đầu năm 1950, để kết nạp PNT vào Đảng trước năm 1951 (nhân dịp Đảng CSVN ra công khai, lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam), Đảng bộ BTLNB quyết định đưa PNT ra thử thách ở chiến trường, bằng cách giao cho PNT làm chỉ huy trưởng Tiểu Đoàn 404 - Tiểu đoàn chủ lực của Nam Bộ (không phải Tiểu đoàn 402 như một số sách đã viết!). Trong chiến dịch 1950 - tập kích tiểu diệt các đồn bót của quân Pháp trên các tuyến giao thông, hưởng ứng chiến dịch biên gìới 1950 ở Việt Bắc, PNT đã chứng tỏ là người chỉ huy có tài, chỉ huy Tiểu đoàn 404 lập được nhiều chiến công. Cho nên, PNT đã được Đảng ủy Tiểu đoàn 404, do Trần Văn Tiên làm Bí thư, kiêm Chính trị viên Tiểu đoàn, kết nạp PNT vào Đảng ngay ngoài mặt trận!
Năm 1951, sau khi trở thành Đảng viên chính thức, PNT đã được thăng cấp Trung Đoàn Phó Trung đoàn chủ lực Nam Bộ (Trung đoàn Tây Đô), hoạt động trên chiến trường miền Tây Nam bộ.
Năm 1953, để chuẩn bị cho “hậu chiến”, theo lệnh của Trung ương, Xứ ủy Nam bộ bí mật cử một phái đoàn Đảng-Quân -Dân –Chánh, đi ra Việt Bắc, trong đó có PNT-đại diện cho Ban TBNB! Sau khi Hiệp định Đình Chiến (7-1954) đã được ký tại Genève, PNT trở về chiến trường Nam bộ, qua đường hang không Bắc Kinh-Cambodge, vào chiến khu U Minh, đúng lúc quân đội Việt Minh đang tập trung về các khu tập kết, để chuyển quân ra Bắc (từ tháng 11-1954…) theo tinh thần nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Nghị Genève!
Vào một ngày sau Tết Ất Mùi (cuối tháng 1-1955) trong một căn nhà lá 3 gian, tọa lạc giữa khu vườn cây ăn trái, tại kênh 9 thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình (Cà Mau), có một cuộc họp đặc biệt chỉ có 3 người: Lê Duẫn Bí Thư Xứ ủy Nam bộ, Lê Đức Thọ Phó Bí thư Xứ ủy kiêm chánh ủy Bộ Tư Lệnh Nam Bộ và Trung tá Tình báo Phạm Ngọc Thảo. Trong cuộc họp đặc biệt này, Lê Duẫn đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho PNT như sau:
“Trở về Vĩnh Long với tư cách bỏ Việt Minh, về với Quốc Gia, bắt liên lạc với Giam mục Giáo phận Vĩnh Long Ngô Đình Thục. Và thông qua cảm tình của ông ta với gia đình, tìm cách chui sâu, trèo cao trong chế độ Ngô Đình Diệm,nắm nắt những mưu đồ chiến lược của Mỹ-Diệm báo cáo kịp thời cho Trung ương; đồng thời chuẩn bị lực lượng ngầm để phối hợp “nội công ngoại kích” cho công cuộc lật đổ chế độ Mỷ-Diệm trong tương lai, nếu việc Thống nhất Bắc Nam bằng con đường hòa bình thi hành Hiệp Nghị Genève không thành công!” (Theo hồ sơ “Tối Mật” của Cục Tình Chiến lược, tập 1955-1959, lưu trữ tại văn phòng riêng của Phan Triêm-Phó Ban Tổ Chức TƯ Đảng, đặc trách Tình Báo Chiến Lược )
Tháng 3-1955, PNT cho vợ về giáo phận Vĩnh Long để liên lạc với Đức Giám mục Ngô Đình Thục, trình bày việc PNT “quyết tâm bỏ Việt Minh, trở về hợp tác với Chính quyền Quốc gia, và nhờ sự giới thiệu của Đức Giám mục! Vì có giao tình thân thiết với thân sinh PNT, và ngài cũng biết rất rõ vợ chồng PNT, nên Đức Giám mục Ngô Đình Thục (1897-1984) sẵn lòng giới thiệu PNT cho người em trai Ngô Đình Diệm (1901-1963) [Đầu năm 1955 ông Ngô Đình Diệm đang làm Thủ tướng của chính quyền Quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại cầm đầu. Sau tháng 10-1955, khi đã truất phế Bảo Đại, ông Diệm mới lên làm Tổng thống của Đệ nhất VNCH]
Tháng 4-1955, PNT và vợ đã về ở tại giáp phận Vĩnh Long dưới sự bảo hộ của Đức Giám mục Ngô Đình Thục, nên an ninh hay cảnh sát địa phương đâu dám ra mặt làm khó, cho dù đã biết PNT mới từ trong chiến khu trở về!
Để tạo điều kiện sinh hoạt tại Sàigòn trong buổi đầu cho PNT, Đức Cha Ngô Đình Thục giới thiệu PNT cho người học trò củ của Ngài là ông Huỳnh Văn Lang (HVL) và nhờ HVL giúp đở! Lúc này, ông HVL đang giữ chức Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc gia Việt Nam. Do đó, trong thời gian từ giữa năm 1955 đến đàu năm 1956, PNT đã làm việc tại Viện Hối Đoái, và chị Nhiệm đi dạy học ở một trường tư thục. Vì mối quan hệ than tình đó mà khi ông HVL chủ trương xuất bản tờ Tạp chí Bách Khoa, PNT đã đóng góp công sức không ít trong Ban Biên Tập của nguyệt san Bách khoa, mà ông HVL là Chủ nhiệm!
Khi ông Ngô Đình Diệm chính thức lên làm Tổng thống Đệ nhất VNMCH, Đức Cha Ngô Đình Thục mới giới thiêu và tiến cử PNT cho Tổng thống, rằng: “Hắn là một nhân tài, thành tâm về với Chính nghĩa Quốc gia, đề nghị Tổng thống nên tin dùng, cho hắn một vị trí xứng đáng với tài năng sẵn có, với tinh thần chiêu hiền đãi sĩ!” Nhờ sự nhiệt tình tiến cử đó mà Tổng thống Ngô Đình Diệm mới ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng ký quyết định đồng hóa cấp Đại úy. Và cũng theo sự gợi ý của Đức Giám mục Ngô Đình Thực, Tổng thống Ngô Đình đã quyết định đưa Đại út PNT đi làm Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An của tinh Vĩnh Long (1956-1957). Như vậy, trong bước đầu, con đường “trèo cao” của điệp viên PNT, coi như đã thành công! Chỉ còn tìm cách “chui sâu” và trèo cao hơn, đề đạt mục đích lâu dài về vai trò của Tình báo Chiến lược!
Cuối năm 1957, PNT được thăng chức Thiếu tá, và được cử làm Tỉnh trưởng Tỉnh Bến Tre. Vì sao PNT được cử làm Tỉnh trưởng Bến Tre? Và vì sao PNT lại “nhờ” Bác sĩ Trần Kim Tuyến ) (TKT)-Giám Đốc Sở Mật Vụ-mang tên giả là Sở Nghiên Cứu Chính trị-Xã hội- vận động để khỏi đi làm Tỉnh trưởng Bến Tre?
Theo tin tức tình báo của VNCH (cũng như của CIA) thì “bọ Cộng sản nằm vùng ở Bến Tre đang chuẩn bĩ nổi dậy!”. Do đó phủ Tổng thống mới chọn người có khả năng trấn áp cuộc nổi dậy của bọn cộng sản nằm vùng, để cử về làm tỉnh trưởng Bến Tre. Cho nên, Đức Giám mục Ngô Đình Thục liền tiến cử Thiếu tá PNT, vì PNT “hiểu biết chiến thuật nổi dậy của bọn cộng sản nằm vùng hơn ai hết!”, đồng thời cũng để thử thách thêm “long trung thành đối với chánh phủ Quốc gia” của PNT, mà ông Tư Lệnh quân khu IV Huỳnh Văn Cao vẫn “nghi ngờ PNT là gián điệp của cộng sản trá hàng?” Đó là lý do chính để chọn PNT đi làm Tỉnh trưởng Bến Tre!
Rõ ràng, điệp viên PNT đang đứng trước 2 nan đề: Làm thế nào vừa bảo toàn được “lực lượng cách mạng giải phóng” của Bến Tre, vừa giữ được sự anh cho chinh quyền Quốc gia ở Bến Tre? Vì vây, trước tiên PNT giả bộ sợ “nguy hại” cho bản thân, mới “năn nỉ” Bác sĩ TKT, xin ông Ngô Đình Nhu cho PNT ở lại Vĩnh Long. Đây chỉ là “chiến thuật lá chắn”, để làm cái vỏ bọc che dấu mặt thật, nhằm tránh hậu quả xấu, khi không hoàn thành nhiệm vụ trấn áp bọn cộng sản Bến Tre của điệp viên giấu mặt PNT!
Năm 1958, khi làm tỉnh trưởng Bến Tre, PNT đã nổi danh là “Tỉnh trưởng sát cộng sản” - bắt được “tên cộng sản nằm vùng” nào là giết bỏ, không chùn tay súng (?) Nhưng, sự thật thì không đúng như vậy! Phải nói: PNT là “Tỉnh trưởng sát những người từ trong hàng ngũ Việt Cộng, về cộng tác với Chính phủ Quốc gia, tiêu diệt bọn cộng sản nằm vùng!” PNT ra lệnh giết họ với lý do thật là hợp lý rằng: “Hắn là tên cộng sản giả đầu hàng để ngầm đánh phá nội bộ của chính quyền quốc gia. Bắn bỏ đi để trừ hậu hoạn (!)”, Chính vì lẻ đó mà một số người trong hang ngủ cộng sản nằm vùng ở Bến Tre muốn về với Chính phủ Quốc gia, đều phải hoảng sợ, không dám ra “chiêu hồi” tại tỉnh Bến Tre, khi PNT còn làm tỉnh trưởng! PNT hành động như thế, vừa được cấp trên khen là “thẳng tay diệt trừ Cộng Sản , vừa bảo toàn được “lực lượng giải phóng” của Bến Tre!
[Giữa năm 1965, khi nghe tin PNT bị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giết chết, có một cán bộ làm việc tại văn phòng Bộ Tư Lệnh Miền, không biết thân phận thật của PNT, nên đã nói: “Đáng đời cho cái tên phản bội!”. Bà Nguyễn Thị Định-Tư Lệnh phó quân giải phóng miền Nam, nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trong thời gian PNT làm tĩnh trưởng, rất tức giận! Bà ta ra lệnh tập họp tất cả Cán bộ của văn phòng Bộ Tư Lệnh lại, và tuyên bố rằng: “Đồng chí Phạm Ngọc Thảo là liệt sĩ anh hung của dân tộc ta! Chính nhờ đồng chí ấy mà tôi và nhiều đồng chí ở Bến Tre, đã bảo toàn được lực lượng, để làm nên cuộc Đồng Khởi hồi đầu năm 1960 đó!” – Theo tiết lộ của chị Sáu Hồng, thư ký riêng của bà Nguyễn Thị Định trong những năm 1964-1966]
Cuối năm 1959, PNT nhận được tin “Mật” là Bến Tre sắp nổi dậy “Đồng khởi” cướp chính quyền! Với “vai trò hai mặt”, PNT phải làm thế nào, vừa để cho cuộc Đồng Khởi của cộng sản Bến Tre, do Nguyễn Thị Định lãnh đạo, tiến hành thành công; vừa làm tròn chức trách của một tỉnh trưởng VNCH? Suy tính mãi, PNT mới tìm ra được một kế sách vẹn toàn cho cả hai là: “Việt Cộng cũng thắng và Quốc Gia cũng thắng!” Kế sách đó là: Trong 2 tuần lể đầu (từ 17-1-1960 đến 31-1-1960) để cho quân đồng khởi của Nguyễn Thị Định đánh chiếm được một số Xã thuộc các huyện Mõ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri…Sang đầu tháng 2-1960, tỉnh trưởng PNT trực tiếp chỉ huy quân đội Quốc gia hành quân bình định, đưổi Việt Cộng ra khỏi những vùng đất gọi là “mới giải phóng”! Sau cuộc bình định cấp tốc đó, PNT đã được Ngô tổng thống khen thưởng và được thăng cấp Trung tá (9-1960).
Một lần nửa, PNT có cơ hội lập công với Ngô Tổng Thống. Đó là, nhân cuộc binh biến ngày 11-11-1960, do nhóm cấp tá của Lữ đoàn Nhảy Dù,- Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông chủ trương và tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đại tá Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy Dù Nguyễn Chánh Thi, đang trên đà diễn tiến, có cơ nguy hiểm cho gia đình trị Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu! Trong thời gian nguy hiểm đó, nếu gọi được Đại tá Trần Thiện Khiêm, Tư Lệnh Sư đoàn 21 bộ binh, cấp tốc đưa sư đoàn từ Mỹ Tho về, thì kịp thời đảo ngược thế cờ! Nhưng, Bác sĩ TKT biết Trần Thiện Khiêm sẽ không nghe lời ông ta! Vì thế, TKT mới nhờ PNT ra mặt, trên tinh thần “bằng hữu chi giao” từ trước 1945 với Trần Thiện Khiêm, động viên ông ta, cấp tốc đem quân từ Mỹ Tho về Sàigòn “cứu giá” Ngô tổng thống! Và Đại tá Trần Thiên Khiêm đã kéo quân vể Sàigòn kịp thời đẩy lui cuộc binh biến tự phát của Lữ đoàn Nhảy Dù, góp công lớn, bảo vệ được chế độ gia đình trị họ Ngô! Nhờ đó, mà hai năm sau, ngày 6-12-1962, Trần Thiện Khiêm được thăng cấp Thiếu tướng,, và được giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên quân/Bộ Tổng Tham Mưu (thay cho thiếu tướng Nguyễn Khánh, để Khánh chuyển lên Pleiku làm Tư lệnh Quân đoàn II)
Trong khi đó, việc ra công động viên Trần Thiện Khiêm đưa quân “cứu giá” của PNt đã trở thành câu chuyện riêng tư giữa 3 người (Tuyến-Thảo-Khiêm). Nhưng, vì để thực hiện cho được kế hoạch “trèo cao” và “chui sâu” vào đầu não trung ương của nền Đệ I VNCH, nên PNT đã viện hai lý do không thể tiếp tục ở lại Bến Tre: Một là, PNT đã giết nhiều Việt Cộng, nên đã bị Tỉnh ủy Cộng sản Bến Tre lên án tử hình PNT (?) Hai là, tướng Tư Lệnh quân khu IV Huỳnh Văn Cao đã thành kiến và muốn đẩy PNT vào chỗ chết (?). PNT đem hai lý do này nói với Bác Sĩ TKT, và nhờ ông TKT đề nghị với ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, xin cho PNT thuyên chuyển về Sàigòn! Mặt khác, PNT cho vợ đến Vĩnh Long trình bày hai lý do đó cho Đức Cha Ngô Đình Thục, và nhờ Đức Cha cứu PNT, bằng cách Đức Cha giùm nói với tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh cho người thay thế chức tỉnh trưởng Bến Tre của PNT! Cuối cùng Ngô Tổng thống nể lời Đức Cha Thục. và nghe lời cố vấn của Ngô Đình Nhu, đã quyết định thăng chức Trung tá cho PNT và rút về làm việc tại Sàigòn! Và điều trung tá Trần Ngọc Châu về làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (tức Bến Tre) thay cho PNT vào tháng 12 năm 1960.
Khi về Sàigòn làm việc (1961-1962), PNT dựa vào thế của Đức Cha Ngô Đình Thục, và nhờ sự giúp đỡ của Bác sĩ TKT ; nhưng PNT vẫn chưa được ông Ngô Đình Nhu tin cậy hoàn toàn, nên PNT chỉ được bố trí vào chức “Công Cán Ủy Viên” của Bộ Xây Dựng Nông Thôn (trực thuộc Phũ Tổng Thống), và đi thanh tra công việc xây dựng nông thôn ở các địa phương! Trước khi làm Thanh tra Xây Dựng Nông Thôn, PNT được cử đi “nghiên cứu chính sách bình định” theo lời mời của chính phủ Kennedy (?)
Tong thời gian này, tên của PNT đã xuất hiện thường xuyên trên nguyệt san Bách Khoa, với những bài nghiên cứu về các hình thái chiến tran h nhân dân của Cộng sản Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp! Nếu xét về bề ngoài, đây là cung cấp những kinh nghiệm chiến tranh của các Lực lượng Vũ trang của Cộng Sản, cho những nhà Quân sự cũng như các sĩ quan chỉ huy tác chiến của Quân lực VNCH biết, để chống lại một cách hữu hiệu (“)Đồng thời, PNT cố tình cho các nhà lãnh đạo VNCH cũng như Hoa Kỳ biết: Phạm Ngọc Thảo là một nhà quân sự tài năng. Nhưng, nếu xét về mặt Tình Báo, thì đây là một hình thức Thông Tin Công Khai một cách hợp pháp, cảnh báo cho những nhà lãnh đạo Quân Sự của Cộng Sản biết rằng: Không thể áp dụng chiến thuật chiến tranh thời chống Pháp, để đánh lại cuộc chiến tranh hiện đại của quân lực Mỹ-Việt! Bởi thế, trong Phòng Tư Liệu Nghiên Cứu của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền của Việt Cộng, cũng như của Bộ Tổng Tham Mưu QĐND của Cộng Sản ở Hànội, mua không thiếu một số nguyệt san Bách Khoa nào, có bài viết của Phạm Ngọc Thảo!
Trong những năm 1961-1963, mặc dù Phạm Ngọc Thảo vẫn chưa “chui sâu” vào được trong cơ quan đầu não của chế độ Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, nhưng với quan hệ rộng rải trong các giới quân sự, chính trị và báo chí, nhất là ông rất thân với người cầm đầu Sở Mật vụ (TKT), nên có điều kiện thu thập nhiều tin từc, công khai cũng như bí mật, cho nên PNT biết được mưu đồ chiến lược của Mỹ đối với Miền Nam Việt Nam, để báo cáo cho Lê Duẫn ở Hànội. PNt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Điệp viên Chiến lược! Nhờ đó, mà tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN – Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…mới kịp thời chỉ đạo cuộc chiến tranh được gọi là “chống Mỹ cứu nước” trong giai đoạn 1961-1965!
Giữa năm 1963, PNT được thăng cấp Đại tá, vì “có công trong công vụ xây dựng nông thôn” (?) Kỳ thật, vì ông Ngô Đình Nhu muốn dùng PNT trong việc thực hiện “chiến dịch BRAVO I”
Bởi vì vào lúc đó, thông qua các nguồn tin của Tình báo Quốc ngoại, ông Ngô Đình Nhu đã được biết: Chính Phủ Kennedy (Hoa Kỳ) đang có ý định “thay ngựa giữa đường” - Nghĩa là bỏ ông Diệm, đưa người khác lên thay để “chống Cộng hữu hiệu hơn” (?) Thật ra, Mỹ nghi ngờ ông Diệm “muốn bắt tay với Hồ Chí Minh” Do đó , ông Diệm đã tỏ ý không chấp nhận để cho quân đội Mỹ vào tham chiến ở Miền Nam Việt Nam (?) Cho nên, ông Nhu định ra tay trước bằng cách làm một cuộc chính biến gia đình. Theo dự định, kết quả của cuộc chính biến này là đưa ông Nhu lên thay ông Diệm. Nhưng, vì ông Diệm không đồng ý (!) Thế là, PNT mất cơ hội lập công để “trở thành vị tướng kế cận Tân tổng thống Ngô Đình Nhu (?)
Tương kế tựu kế, Bác sĩ TKT bàn với Đại tá PNT về việc lợi dụng một số tướng lĩnh đang có mưu đồ đảo chính chế độ gia đình trị Diệm-Nhu, để tiến hành một cuộc “đảo chánh hòa bình”, làm thế nào vừa “giữ được sinh mạng cho gia đình họ Ngô”, vừa “cải cách được chế độ VNCH, không lệ thuộc vào Mỹ” (?) Tuy nhiên, để tránh cho các tướng lĩnh nghi ngờ “có bàn tay của Cộng sản ở phía sau”, nên trong khi hội họp với các tướng lĩnh chỉ có Bác sĩ TKT ra mặt. Còn Đại tá PNT thì núp trong “bóng tối” để quan sát, theo dõi, phân tích và đánh giá thái độ của từng người tham gia đảo chánh (?) Nhưng, công việc đang tiến hành thì Bác sị TKT bị cách chức Giám đốc Sở Mật Vụ, và bị đày đi làm Tổng Lãnh Sự ở Cairo-Ai Cập (9-1963). Cho nên PNT đành phải bỏ kế hoạch đảo chánh đang còn trong thời kỳ trù tính (!) Vá một lần nửa, PNT lở dịp tạo thế và lực, cho CSVN có cơ hội lật đổ chế độ VBCG trước năm 1965 (?)
Cùng vào thời gian này, đã có một âm mưu đảo chánh quân sự để lật đổ chế độ gia đình trị Diệm Nhu, do trung tướng Trần Văn Đôn, tham mưu trưởng lục quân, đang quyền chức Tổng Tham mưu trưởng (thay cho Đại tướng Lê Văn Tỵ đang chửa bệnh ở Hoa Kỳ), cùng với các tướng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiên, Lê Văn Kim… , tiến hành theo kế hoạch của C.I.A. (được Tổng thống Kennedy chấp thuận). Đó là cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, với cái chết thê thảm của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu (!)
Trong cuộc đảo chánh 1-11-1963, PNT giữ cái thế như “lục bình trôi nghĩa là “có mặt trong hàng ngũ tướng tá theo nhóm chủ trương đảo chánh, nhưng không làm gì hết”. Sau đảo chánh, PNT cũng được thăng cấp Đại tá theo “dòng nước chảy xuôi” (Miễn là ai có tham gia đảo chánh thăng cấp!?) Nhưng, PNT không muốn ở lại trong nước để chấp hành nhiệm vụ “chui sâu trèo cao” của Đảng giao nửa, vì hai lý do: Một là, quá chán chường “tình người quốc gia” trước cái chết của hai anh em Ngô Đình! Hai là, PNT biết Đại tướng đắc thế nhất sau đảo chánh (Dương Văn Minh) đã có thành kiến và nghi ngờ PNT. Do đó, PNT mới vận động, xin Hội Đồng Quân Lực Cách Mạng cho ông đi du học ở Hoa Ký - học tại Fort Lewenworth.
Lần đi du học này PNT không xin phép Lê Duẫn trước, mà khi học ở Mỹ, PNT mới thông báo cho ông ta biết, thông qua người anh là ông Phạm Ngọc Thuần, đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy Ban Liên lạc Văn Hóa với nước ngoài ở Hànội . Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Đảng trực tiếp chỉ đạo Cục Tình báo Chiến lược, đã kết tội PNT về việc “làm trước báo cáo sau là hành vi vô tổ chức”! Đồng thời Lê Đức Thọ còn nghi ngờ PNT “đã cộng tác với C.I.A.”? (Theo tiết lộ của Phan Triêm, Phó Ban Tổ chức TƯ, đặc trách ngành Điệp báo )
PNT vừa rời Sàigòn vào giữa tháng 12-1963, thì ngày 30-1-1964, nhóm tướng Nguyễn Khánh-Trần ThiệnKhiêm đã tiến hành lật đỗ Dương Văn Minh (gọi là “Chỉnh Lý I”). Và tướng Nguyễn Khánh lên làm Thủ tướng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH..
Đầu tháng 8-1964, PNT về nước, thì ngày 27-8-1964, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm thực hiện cuộc “Chỉnh Lý II”, lập ra “Tam Đầu Chế”: Quốc trưởng Dương Văn Minh, Thủ tướng Nguyễn Khánh, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Thiện Khiêm. Và Nguyễn Khánh đã kéo PNT về phủ Thủ tướng, giữ chức Giám đốc Báo chí.. Sau cuộc âm mưu đảo chánh vào ngày 13-9-1964 của các tướng Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức không thành, thì trong hàng ngủ tướng tá Quân Lực VNCH lại lan truyền tin đồn là: “Tướng Trần Thiện Khiêm với sự cố vấn của Đại tá PNT, đang âm mưu tiến hành đảo chánh nhóm Minh-Khánh” ? Do đó, để ngăn ngừa hậu họa, , Nguyễn Khánh quyết định tống PNT đi Mỹ dưới hình thứ “cử đi làm tùy viên báo chí cho tòa Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, vào đầu tháng 10-1964. (Lần này vợ con ông PNT cũng theo sang Mỹ và định cư tại Mỹ cho tới ngày nay).
Đến ngày 24-10-1964, Trần Thiện Khiêm cũng bị Nguyễn Khánh đưa đi làm Đại sứ ở Hoa Kỳ. Một nghi vấn được đặt ra là: Vô tình hay cố ý, Nguyễn Khánh đã tạo cơ hội cho Phạm Ngọc Thảo và Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Mỹ, để họ có điều kiện bàn chuyện đại sự sắp tới của quốc gia VNCH ?
Sau khi Chánh phủ dân sự Trần Văn Hương ra mắt (4-11-1964) , và “Hội Đồng Quân Lực” ra đời (18-11-1964), thì tướng Nguyễn Khánh tuy không còn làm Thủ tướng, nhưng với quyền hành của Chủ tịch Hội Đồng Quân Lực, kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, tướng Khánh vẫn làm mưa làm gió một thời! Nguyễn Khánh đã nghĩ ngay đến chuyện triệt hạ PNT, để đập vở “bộ óc tham mưu” của tướng Trần Thiện Khiêm, nên đã nhân danh Bộ Ngoại Giao VNCH, đánh điện triệu hồi PNT về nước ngay, với ý đồ là bắt Đại tá PNT tại sân bay Tân Sơn Nhất!
PNT chấp hành lệnh triệu hồi của Bộ Ngoại Giao một cách nghiêm chỉnh, nhưng với dự mưu (đã bàn với tướng Trần Thiện Khiêm) là sẽ “tương kế tựu kế” lật đổ Nguyễn Khánh (?) Nhưng, khi PNT về đến Hongkong, đươc tin tình báo là Nguyễn Khánh đã bố trí quân cảnh đón bắt PNT vào đúng giờ hạ cánh tại Tân Sơn Nhất của chuyến máy bay mà PNT có mặt! Biết vậy, PNT quyết định bỏ chuyến bay đúng theo quy định, ở lại Hongkong một đêm. Và ngày hôm sau, bất thần đi chuyến bay khác về Sàigòn, làm cho khế hoạch bắt PNT của Nguyễn Khánh bị thất bai! Nhưng, chính đây cũng là bước ngoặt kết thúc bi thảm cuộc dời của một điệp viên thượng thặng của Đảng CSVN (!)
Đó là vào cuối tháng 12-1964, khi thoát khỏi bàn tay của Nguyễn Khánh, PNT vẫn sống, tới lui loanh quanh trong nội thành Sàigòn, để tìm hiểu tình hình, tìm cách nóc nối với bạn bè, thân hữu… Nhưng, đến đầu năm 1965, Nguyễn Khánh cho an ninh quân đội truy lùng PNT ráo riết! Cho nên PN T phải tạm thời rút vào bí mật, nay ở biệt thự này, mai ở phố khác, khi thì ở ngay trung tâm Sàigòn, khi thì ở trong con hẻm nào đó ở Chợ Lớn, lúc lên Thủ Đức lúc xuống Phú Lâm, hay sang Thủ Thiêm hoặc đến khu Phú Thọ Hòa…Bọn an ninh của Nguyễn Khánh theo bén gót, nhưng không tài nào chộp được PNT! Trong thời gian rút vào bí mật của Đại tá PNT, cũng là thời gian đề PNT chuẩn bị kế hoạch đảo chánh vào ngày 19-2-1965!
Trước khi tiến hành kế hoạch đảo chánh, PNT có dự mưu ám sát Nguyễn Khánh để dẹp cái chướng ngại lớn nhất của cuộc đảo chánh, nhưng không cơ hội để thực hiện! Vì vậy, ngày 12-2-1965, Đại tá PNT mới cùng nhóm cấp tá đồng mưu, như Trung tá Lê Văn Tư, Trung tá Đặng Như Tuyết, Trung tá Lê Hoàng Thao… và Đại tá Cao Hảo Hớn, họp bàn kế hoạch đảo chánh, trước hết là bắt Nguyễn Khánh, khống chế Bộ Tổng Tham Mưu… Cuộc họp đặt tại một địa điểm bí mật trong Chợ Lớn, PNT và các chiến hữu của ông cùng nhất trí hành động vào ngày 19-2-1965! Về danh nghĩa cầm đầu cuộc đảo chánh là thiếu tướng Lâm Văn Phát.
Nhưng, đại sự không thành vì nhiều lý do, trong đó có một lý do là không bắt được Nguyễn Khánh, vì Khánh đã chuồn khỏi Sàigòn trước khi PNT đưa quân đội đến bao vây tư dinh của Khánh ở bến Bạch Đằng, và ở Bộ Tổng Tham Mưu (?) Có mấy nghi vấn chung quanh sự kiện Nguyễn Khánh chuồn khỏi Sàigòn trước giờ G. ngày 19-2-1965: Ai, trong nhóm đảo chánh đã mật báo cho tướng Nguyễn Khánh? Nhân vật nào của Sở Tình Báo Mỹ (CIA) ở Sàigòn đã thông báo cho Nguyễn Khánh về kế hoạch bắt Nguyễn Khánh của đại tá PNT? (Ông PNT có báo cho Trưởng Sở CIA ở Sàigòn kế hoạch đảo chánh, để tranh thủ sự ủng hộ của Chánh phủ Mỹ?)
Có một câu hỏi quan trọng mà cho đến nay vẫn còn là ẩn số: Kế hoạch đảo chánh của PNT có liên hệ gì tới dự mưu tấn công Sàigòn vào tháng 5-1965 của Cộng sản miền Bắc ?
Tình hình chính trị của VNCH từ sau cuộc đảo chánh 1-11-1963 đến đần năm 1965, đã thường xuyên không ổn định! Tình thế đảo chánh liên miên sẽ mang đến một hậu quả tai hại cho chế độ VNCH, mà làm lợi cho Cộng sản! Chính Robert S. McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ lúc ấy, phải than phiền rằng: “Tình hình ở Việt Nam đang xấu đi và nếu Mỹ không có hành động mới, thì thất bại là tất yếu.Nguy cơ thất bại của Mỹ ở Việt Nam là cực kỳ cao.” (“In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam” của Robert S. McNamara. Times Books, New York, USA, 4-1995, trang 171) Do đó, Cộng Sản Miền Bắc định lợi dụng thời cơ này, để tấn công Sàigòn, mở màn cho cuộc Tổng Công Kích và Nỗi Dậy toàn miền Nam, bắt đầu từ 19-5-1965 (theo dự định). Cho nên vào tháng 9-1964, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng LĐVN đã cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào Miền Nam trực tiếp chỉ đạo thực hiện ‘kế hoạch 19-5-1965”. Nhưng Hànội đã thất bại, vì Mỹ đã quyết định ồ ạt ném bom miền Bắc, nhằn hủy diệt tiềm lực chi viện cho Cộng Sản Miền Nam, bắt đầu từ 17-2-1965! Đồng thời trên chiến trường Miền Nam, quân lực Hoa Kỳ cũng mở những cuộc hành quân quy mô “Tìm và Diẹt” để đập tan đầu não chỉ huy cũa Việt Cộng tai mật khu Dương Minh Châu (Tây Ninh).
Sau khi tiến hành cuộc đảo chánh 19-2-1965 thất bại, PNT và những người đồng mưu đều phải lẩn trốn, vì Hội Đồng Quân Lực do Nguyễn Khánh là chủ tịch, đả kết tội họ là “những phần tử phản quốc!”, trong đó đối tượng chính mà Nguyễn Khánh quyết diệt cho được là Phạm Ngọc Thảo! Kể từ tháng 3-1965, Đại tá PNT coi như là “Tội Phạm Tại Đào”. Cảnh sát Quốc gia và An ninh Quân đội đã tung nhân viên đi lùng sục ông PNT khắp nơi!
Trong những tháng 3, 4, 5-1965, Đại tá PNT vẫn cải trang, thay đổi phương tiện di chuyển, thay đổi chổ ở, nhưng không ra khỏi thành phố Sàigòn-Chợlớn-Giađịnh, để tìm cách thực hiện phương sách “thua keo này bày keo khác”! Cuối tháng 5-1965, Đại tá PNT cùng với nhóm cấp tá đồng mưu, đã tiếp xúc với ông giáo Trần Văn Hương, bày tỏ ý mời ông nhận chức Thủ tướng, nếu cuộc đảo chánh vào ngày 20-6-1965 thành công (theo dự định) (?).
Nhưng…
Ngày 19-6-1965, các tướng Thiệu-Kỳ đã tiến hành đảo chánh, được sự ũng hộ của chính phủ Mỹ, lật đổ và tống Nguyễn Khánh ra khỏi Hội Đồng Quân Lực và Bộ Tổng Tham mưu, ép Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát trao chính quyền dân sự cho chính quyền quân phiệt; với Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia” (tương đương Quốc trưởng), Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch “Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương” (giống như thủ tướng). Cuối tháng 6-1965, Chính quyền quân phiệt Thiệu-Kỳ đã lập tòa án quân sự để xử những sĩ quant ham gia 2 cuộc đảo chánh không thành, do tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu (trên 150 sĩ quam). Bốn người bị xử tử vắng mặt là: Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Trung tá Lê Hoàng Thao và Nguyễn Bảo Kiếm (tức Nguyễn Kim Bảo).
Từ khi bị chính quyền quân phiệt kết án tử hình, PNT lúc đầu còn lẩn trốn trong nội thành Sàigòn, nhưng ngày qua ngày, bị bọn an ninh, mật vụ, cảnh sát đua nhau truy lung PNT để lấy món tiền thưởng lớn (3 triệu). PNT đành phải rời khỏi nội thành Sàigòn, lên ẩn trú tại biệt thự của bà Dược sĩ Nguyễn Thị Hai, ở làng Đại Học Thủ Đức . Nhung, Đại tá PNT vẫn không thể ẩn trú ở lâu hơn nửa, tại tòa biệt thự sang trọng cỉa bà Dược sĩ nỗi tiếng là “có quan hệ đặc biệt với tướng Thiệu” (?), bởi vì bọn an ninh quân đội đã lảng vãng chung quanh ngôi biệt thự này , ngày càng nhiều! Do đó, Đại tá PNT quyết định vào ẩn trú trong Dòng Tu Đa Minh (Thủ Đức), mặc áo tu sĩ để cho người ngoài không để ý!
Nhưng, có một tu sĩ Đa Minh biết PNT là một tử tội, mà Chính quyền đang treo giải thưởng 3 triệu đồng, nếu ai báo cho ngành an ninh bắt được, nên sinh long tham, đã mật báo thẳng cho ông Chủ tịch Ủy Ban :Lãnh Đạo Quốc Gia (?) Tướng Thiệu lập tức ra lệnh cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia và Nha An Ninh Quân Đội, phối hợp tổ chức một cuộc hành quân vây ráp Dòng Tu Đa Minh. Nhưng, ngay trong đêm vây ráp đó, PNT đã được sự giúp đỡ của nhiều tu sĩ Đa Minh, nên mới thoát ra khu Rừng Chồi, và chuồn thẳng về trú ẩn tại xứ Đạo Hố Nai (Biên Hòa), nơi có giáo dân cơ sở của PNT, và đặc biệt là cha xứ cai quản nhà thờ Tân Mai (Phạm Văn Hùng) là vị linh mục rất thân tình với Đại tá PNT. .
Đầu tháng 7-1965, Đại tá PNT đã quyết định đánh một ván bài liều lỉnh (không hiểu PNT suy nghĩ lợi hại của ván bài này như thế nào?) bằng cách viết thư cho tướng Nguyễn Văn Thiệu, đề nghị: Nếu ông Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia ra lệnh xóa bỏ bản án tử hình cho PNT, thì ông sẵn sang hợp tác, và hết lòng phục vụ cho nền Đệ nhị VNCH (?). Đại tá PNT đã nhờ linh mục Phạm Văn Hùng chuyển bức thư quan trọng đó cho ông Thiệu. Ván bài liều lỉnh này đã thay đổi số phận của “người hùng thời thế”!
Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã “chấp nhận” lời đề nghị của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, không một chút do dự (?) Ông Nguyễn Văn Thiệu đã hẹn gặp Đại tá PNT tại nhà hàng Đường Sơn Quán ) ở giữa vườn cao su Thủ Đức-nơi ăn chơi của các tướng tá). Nhưng, đó chỉ là cái bẩy để cho PNT sa vào lưới của an ninh quân đội (!) “Thông minh cả đời, dại khờ trong một lúc” chính là trường hợp này của Đại tá Phạm Ngọc Thảo!
Đúng ngày giờ hẹn (9 giờ đêm 15-7-1965), do tướng Nguyễn Văn Thiệu định, Đại tá PNT đã đến nhà hàng Đường Sơn Quán, nhưng vắng mặt ông Thiệu mà chỉ có mấy sĩ quan cấp tá quen mặt (?),Đại tá PNT sinh nghi, nhưng chưa kịp rút lui thì đã bị một trong 4 viên cấp tá, nả hai phát đạn sung lục vào ngay quai hàm, xuyên từ má này sang má kia, làm gẫy cả hàm răng. Nhưng do bản năng sinh tồn có kịp rút sung ra bắn trả lại, và thừa cơ chạy trốn thoát khỏi vòng vây trong đêm tối, ẩn núp trong một cái hố, tại vườn cao su! Những sĩ quan được tướng Thiệu giao nhiệm vụ hạ sát PNT, đồng nhận định “PNT trốn được nhưng chắc không sống được” vì thấy một vũng máu của nạn nhân để lại (?) Do đó, họ không lung sục tiếp! Nhờ vậy mà PNT mới có cơ hội, ráng sức lết về tới xóm Đạo thì trời đã gần sáng…
Sáng hôm sau, khi đã được một giáo dân, vốn là cơ sở của PNT, cầm máu và băng bó vết thương, nhưng vì mất máu qua nhiều, nên PNT rất yếu, lúc hôn mê lúc tỉnh… nếu không được tiếp máu và chửa trị ngay, thì PNT khó kéo dài sự sống . Cho nên, lúc tỉnh táo Đại tá PNT có nhờ môt giáo dân cơ sở về Sàigòn báo cho người chị thứ Sáu của ông (tức bà Josephine Phạm Ngọc Thuần), đem xe lên chở PNT về chửa trị gấp! Nhưng, rủi thay người chị lại đi vắng (!) Trong khi đó, số sĩ quan nhận lệnh tướng Thiệu đi hạ sát Đại tá PNT, về báo cáo thực trạng PNT đã bị bắn nát mặt, không thể sống mặc dù đã chạy thoát trong đêm tối (?) Tướng Thiệu nói: “Nếu hắn chết thì phải thấy xác của hắn!”. Thế là đám đàn em của ông tướng Chủ tịch “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia”, sáng sớm hôm sau, dẫn theo mấy con “quân khuyển”, trở lên vườn cao su truy lùng tiếp… Bọn họ đã lần theo vết máu và sự đánh hơi của mấy con chó săn nhà nghề… và cuối cùng bọn họ truy lung tới ngôi nhà mà PNT đang ẩn trú. Lúc đó, Đại tá PNT đã kiệt sức, không còn đủ lực để phản kháng! Đám sĩ quan truy lùng PNT tức tốc gọi Ty An Ninh Quân Đội Biên Hòa đưa xe đến chở “tên tử tội PNT” về Nha An Ninh Quân Đội ở Sàigòn, ngay trưa ngày 16-7-1965!
Tại sao Đai tá Phạm Ngọc Thảo không rút vào chiến khu D. ở cách Thủ Đức không xa lắm, mà để phải bị rơi vào cảnh thảm hại như vậy ? Đây chính là một bí ẩn trong cuộc đời của “người hung thời thế” Phạm Ngọc Thảo!
Trong những năm 1964-1965, Lê Duẫn (Tổng Bí Thư Đảng CSVN ở Hànội) đã trực tiếp giao cho Nguyễn Văn Linh *Bí Thư Trung ương cục Miền Nam), trách nhiệm “chỉ đạo đơn tuyến” với Đại tá Điệp viên Lê Minh (tức Phạm Ngọc Thảo). Việc PNT hợp tác với CIA cũng được sự chấp thuận của Nguyễn Văn Linh. Ngay mưu đồ cùng tướng Lâm Văn Phát tiến hành đảo chánh (19-2 và 20-6-1965) cũng được sự đồng ý của Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) (Theo sự tiết lộ của Mười Quảng - tức Lê Xuân Tùng- làm Bí thư riêng cho Mười Cúc từ 1964 đến 1976.Sau này có thời gian Lê Xuân Tùng đác cử vào Bõ Chính Tri, và được cử làm Bí thư Thành ủy Hànội)
[Có một sự thật về tướng Lâm Văn Phát là: Cha của tướng Phát là Lâm Văn Phận cũng là Đảng viên CSVN! Chị của tướng Phát là Lâm Thị Phấn, Đãng viên CSVN, Cán bộ Tình Báo Chiến Lược của Ban Quân Báo Nam bộ. Bản thân tướng Phát cũng có một thời (1946-1948) là Trung đội trưởng Vệ Quốc Đoàn của Việt Minh!]
Vì vậy, nếu trong những ngày tháng lâm nạn “thập tử nhất sanh” này, Đại tá PNT muốn rút vào chiến khu thì đâu có khó khăn gì? Nhưng, tại sao ông PNT không chịu rút vào rừng? Hay là Mười Cúc không cho rút vào chiến khu mà phải “bám trụ” để “tiếp tục sứ mệnh vinh quang của Đảng giao”? Điệp viên Lê Minh không hề tiết lộ với ai trước khi chết! Nguyễn Văn Linh chắc chắn đã báo cáo cho Lê Duẫn, nhưng cả hai lão già này đều mang theo bí mật phức tạp đó xuống âm phủ, thì còn ai biết được?
Tuy nhiên, căn cứ vào kinh nghiệm thực tế của nhiều Cán bộ hoạt động trong lòng địch, khi bị lộ không còn hoạt động được nửa, hoặc đã bị địch bắt nhốt vào nhà tù, khi trở về chiến khu đều bị Đãng CSVN đình chỉ công tác, giam lỏng bằng hình thức “kiểm thảo tự phê bình khuyết điểm”, “học tập, chỉnh huấn cải tạo tư tưởng”… Sống trong hoàn cảnh bị giam lỏng trong rừng sâu, lại bị “Tổ chức Cách mạng” không tin và nghi ngờ: “Nặng thì ì đã bị địch mua chuộc, trờ về làm nội gián cho địch! Nhẹ thì đã biến chất, dao động, không còn ý chí cách mạng!” - Sống mà bị nghi ngờ như thế, thà chết còn có ý nghĩa hơn! Có lẻ vì quá hiểu cái thực tế phủ phàng đó, nên chi Đại tá Phạm Ngọc Thảo không rút vào chiến khu, mà kiên quyết bám trụ, nếu cơ may còn sống thì có thể làm nên sự nghiệp lớn, nhưng rủi mà chết thì cũng chết một cách oanh liệt, để tiếng muôn đời!
Khi viết bô tiểu thuyết tình báo “Ván Bài Lật Ngữa” (gồm 6 tập) tác giả Nguyễn Trường Thiên Lý (tức là Trần Bạch Đằng) đã hư cấu đến gần hai phần ba về nhân vật Nguyễn Thành Luân (tiểu thuyết hóa hình tượng “người hung thời thế” Phạm Ngọc Thảo!).
Ngày 16-7-1965, Đại tá PNT đã bị đưa về Nha An Ninh Quân Đội. Tại đây, Đại tá PNT đã bị thẩm vấn, tra tấn liên tục… nhằm bắt buộc Đại tá PNT khai ra những tá, tướng tham gia, mưu đồ đảo chánh còn song ngoài vòng pháp luật (?) Nhưng ông PNT chẳng hề khai ai, mà chỉ luôn miệng chửi Thiệu-Kỳ… Thiếu úy An Ninh Quân Đội tên là Hùng Xùi là người trực tiếp tra tấn Đại tá PNT, đã báo cáo lên trên về “thái độ ngoan cố” của PNT! Ông Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia liền ra lệnh cho PNT “đi chầu Diêm Vương”, nhưng “không được để lại chứng tích gì”!
Đêm 17-7-1965, Hùng Xùi đã dung thủ thuật lưu manh, “bóp dái” ông PNT cho đến hồn lìa khỏi xác (!). Sau đó, xác của PNT, chỉ mặc có cái quần đùi, được bỏ vào bao ny-lông, cho vô quan tài rẻ tiền nhất, đem chon tại nghĩa trang quân đội ở Gò Vấp. Trên đầu mộ có tấm bia gỗ, trên đó có viết 4 chữ: “Vô Danh Đặc Biệt”.
Sau khi tác phẩn “Ván Bài Lật Ngữa” của Trần Bạch Đằng ra đời, và theo đó báo chí của chế độ CHXHCNVN đua nhau viết bài suy tôn Phạm Ngọc Thảo là một Liệt Sĩ Anh Hùng trên mặt trận tình báo chiến lược của CSVN, đối đầu với tình báo của đại siêu cường Hoa Ký (CIA). Rõ ràng, cái mũ vinh quang đem đội lên đầu người đã chết, chỉ là sự che đậy chính sách vắt chanh bỏ võ đối với những trí thức theo Đảng CSVN, khi họ không còn giá tri lợi dụng nửa!
Khối hận đời của Người Hùng Thời Thế Phạm Ngọc Thảo là ở chỗ khi Đảng cần ông thì ông tận tâm phục vụ, không ngại hy sinh đời sống riêng tư và hạnh phúc cá nhân! Nhưng, đến khi ông cần đến sự hổ trợ của Đảng CSVN để thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng thì Đảng CSVN lại làm ngơ, để cho Phạm Ngọc Thảo tự sanh tự diệt!
II – Nhà Báo Tài Ba Phạm Xuân Ẩn (1927-2006)
Phạm Xuân Ẩn (PXA) sinh vào năm 1927 tại Biên Hòa, trong một gia đình viên chức hạng trung. PXA bước vào nhà trường Tiểu học từ năm 1934, và khi anh tốt nghiệp Tiểu học đúng vào năm 1939. Vào thuở tuổi 13 (1927-1939) PXA đã có ý thức về “nổi nhục mất nước” của dân tộc mình. Bởi vậy, từ khi bước vào bậc Trung học, PXA đã cố công sưu tầm những bài viết của Nguyễn An Ninh, đã đăng trong các tờ báo “Tiếng Chuông Rè”, Anh thường nói với bạn học rằng: “Lớn lên tôi phải viết báo như ông Nguyễn An Ninh”.
Năm 1943, PXA đã đậu bằng Thành Chung. Nhưng, vì hoàn cảnh gia đình và tình hình thời cuộc (Nhật đã đưa quân vào chiếm Đông Dương, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tràn đến Việt Nam), nên PXA không thể tiếp tục học lên Ban Tú Tài. Năm 1944, PXA vừa tròn 18 tuổi, anh đã xin được việc làm “sửa chửa bản in” ở một nhà in “Minh Châu”trên đường Sabourain (Saigon).
Trong thời gian làm việc tại nhà in Minh Châu (1944-1945) PXA đã được chú Ba Mạnh, người thợ xếp chữ của nhà in, đưa vào tổ chức Mặt Trận Việt Minh) (Theo hồ sơ lý lịch của PXA, khi học lớp Tình Báo Nam Bộ, khóa 3, niên khóa 1951-1952)
Cách Mạng Tháng 8-1945 bùng nổ, PXA được Mặt Trận Việt Minh Đặc Khu Sàigòn - Giađịnh giao trách nhiệm tham gia vào Ban Lãnh Đạo Học Sinh Sinh Viên Sàigòn-Giađịnh, Khi quân Pháp theo chân quân đồng minh Anh-Ấn tái chiếm Sàigòn (23-9-1945) PXA có nhiệm vụ ở lại bám trụ, tham gia lãnh đạo Phong Trào Học Sinh-Sinh Viên Chống Pháp! Chính PXA là một trong số cốt cán lãnh đạo Phong Trào Học Sinh Trần Văn Ơn (1950)
Cuối năm 1950, do yêu cầu đào tạo Cán Bộ Tình Báo Chiến Lược, và hai tiêu chuẩn hang đầu là: Một, Cán bộ đa được thử thách trong phong trao đấu tranh chống Pháp ở trong long địch, hay là trong chiến đấu ngoài mặt trận đối địch với giặc Pháp. Hai. Phải có trình độ Trung Học, sử dụng được tiếng Pháp hoặc tiếng Anh! PXA có đủ 2 tiêu chuẩn hang đầu đó, Đặc biệt, PXA còn sử dụng được 2 ngôn ngữ Pháp và Anh. Vì vậy, PXA đã được Khoa Mật Vụ Đặc Khu Sàigòn-Giađịnh tuyển chọn, và đưa vào chiến khu Đồng Tháp để dự khóa đào tạo Cán Bộ Tình Báo Chiến Lược, do Ban Tình Báo Nam Bộ tổ chức và Cụm Tình Báo Trung ương huấn luyện. Khi khóa học kết thúc (6-1952), cũng là lúc PXA được kết nạp vào Đảng CSVN, mang bí danh Hai Trung. Sau đó, PXA được đưa về chiến khu U-Minh để dự lớp “đào tạo phóng viên cấp tốc” trong vòng 3 tháng do Nhà báo-Giám đốc Sở Thông Tin Nam bộ - Lưu Quý Kỳ, trực tiếp huấn luyện. (Theo hồ sơ đã dẩn).
Từ nay, cuộc đời của chàng trai trí thức Phạm Xuân Ẩn (24 tuổi) đã bước sang một giai đoạn đặc biệt của ngươi chiến sĩ vô danh! . .
Đầu năm 1953, PXA được đưa về Sàigòn hoạt động tình báo theo hệ thống đơn tuyến, thuộc mạng lưới Điệp Báo D.36, do Thiếu tướng Hoàng Đạo-Trưởng Ban Quân Báo Nam Bộ, trực tiếp chỉ đao. Về mặt công khai hợp pháp, PXA là phóng viên thời sự của nhật báo Đuốc Nhà Nam do ông Trần Tấn Quốc làm chủ bút. (Tờ Đuốc Nhà Nam có khuynh hướng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh!). Trong thời gian làm phóng viên thời sự cho nhật báo Đuốc Nhà Nam, PXA lấy bút danh là Trần Long Ẩn.
Sau tháng 7-1954. PXA được Cục Tình Baáo Trung Ương, do Lê Đức Thọ chỉ đạo, bí mật đưa sang Đông Đức, để dự lớp huấn luyện Tình Báo Quốc Tế, do Sở Mật Vụ Liên Xô (KGB) tổ chức và huấn luyện cho khối XHCN. Khóa học kéo dài một năm, vừa học lý thuyết vừa thực hành. Năm 1956, sau khi hoàn thành khóa học đặc biệt này, PXA trở về Sàigòn qua con đường Paris-Phnompenh-Sàigòn. (Theo hồ sơ của Cục Phản Gián trung ương)
Năm 1956 là năm nền Đệ Nhất VNCH ra đời do ông Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, cũng là năm quân Pháp rút khỏi Việt Nam. Và từ đó là sự bành trướng thế lực của Mỹ. Do đó, trước đây đối tưọng điều tra chính của Tình báo CSVN là Pháp, bây giờ đối tượng điều tra chính là Mỹ! Cho nên, nhiệm vụ đầu tiên của Tình Báo CSVN nói chung, Tình BáoViên PXA (tức Hai Trung, tức Năm An, tức Z.21) là phải điều tra Hệ thống tổ chức, nội dung hoạt động và nhân sự của các tổ chức của Mỹ đã có mặt ở Nam phần Việt Nam, như USOM (United Stares Operatpons Mission – Đoàn Công tác Hoa kỳ) ), MAAG (Military Assistance Advisory Group - Đội Cố Vấn Viện Trợ Quân Sự), MACV (Military Assistance Command Vietnam - Bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự cho Việt Nam) ……
Nhận thấy được sở trường của PXA là, thông qua môi trường báo chí để hoạt động tình báo, thì đạt được hiệu quả cao, Vì vậy, Cục Tình Báo Trung ương CSVN, đã đề nghị với Lê Đức Thọ-Trưởng Ban Tổ Chức trung ương Đảng, trực tiếp chỉ đạo Tình báo Chiến lược, cho PXA đi tu nghiệp về ngành báo chí ở Mỹ, từ 1957 đến 1959. Cái khó là làm sao xin được học bổng của chánh phũ Hoa kỳ cấp cho ngành báo chí của chính quyền VNCH (?) - Nghĩa là tạo điều kiện hợp pháp lâu dài cho PXA – “Người của VNCH nhận học bổng của đồng minh Hoa kỳ, để trở về đóng góp cho sự phát triển ngành báo chí quốc gia!”Và nhờ sự vận động của những nhà báo ủng hộViệt Minh nằm trong Ban Chấp Hành Hội Ký Giả Nam phần của chế độ VNCH, nên Bộ Ngoại giao VNCH đã đồng ý cho PXA nhận học bổng của chính phủ Hoa Kỳ đi tu nghiệp 2 năm (1957-1959) về ngành báo chí, tại trường Đại học California. Chính lần đi tu nghiệp ngành báo chí ở Hoa kỳ trong hai năm 1957-1959, đã dọn đường cho PXA đi vào làng báo quốc tế, cũng có nghĩa là mở rộng đường cho PXA hoạt động tình báo!
Trong hai năm tu nghiệp ở Mỹ, PXA không chỉ có học tập, mà còn kết hợp việc học tập với công tác điều tra tình báo, trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu đăng công khai trên các tờ báo lớn của Mỹ, như Washington Post, New York Times… cùng với việc sưu tầm tài liệu tồn trữ trang các thư viện Đại học, để Tìm hiểu Âm mưu Chiến lược của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của PXA, “đã góp phần quan trọng, làm sáng tỏ “Âm mưu Chiến lược của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam” trong giai đoạn 1961-1965!” (Theo sự đánh giá của Nguyễn Văn Linh, TBT Ban Chấp Hành TƯ Đảng CSVN khóa VI, nhận xét một trong những thành tích của PXA, khi đề bạt PXA lên Thiếu tướng, tháng 12-1989 – Xem hồ sơ đề bạt cấp tướng của Ban Tổ chức TƯ, năm 1989-1990)
Đầu năm 1960, PXA trở về Sàiggòn, với tư cách là phóng viên của Hảng Thông Tấn Reuters (Anh quốc), đồng thời là công tác viên của nhiều Hảng Thông Tấn nước ngoài khác. Nhưng, sự thật đó, chỉ là cái vỏ bên ngoài của một điệp viên cộng sản mà thôi. Nhiệm vụ chính, quan trọng nhất của PXA là bằng mọi cách “nắm bắt cho được Âm Mưu và Kế Hoạch thực hiện Chiến lược Chiến tranh của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn 1961-1965!”
Ngày 28-1-1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy (1961-1963) đã thông qua “Chiến lược Chiến tranh Đặc biệt”, và quyết định thí nghiệm chiến lược mới đó tại chiến trường Nam Việt Nam! Phương thức tiến hành “Chiến tranh Đặc biệt” là dùng quân lực VNCH trực tiếp giao chiến với các lực lượng vũ trang của Việt Cộng, do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy! Để giành thắng lợi trong cuộc “Chiến tranh Đặc biệt”, ngày 4-5-1961, tổng thống Kennedy quyết định tăng viện trợ gấp đôi về mặt quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm; đồng thời gợi ý sẽ đưa quân đội Mỹ sang tham chiến ở chiến trường Nam Việt Nam. Tiếp theo, ngày 7-5-1961, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã họp phiên đặc biệt, để xem xét việc sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ tại Việt Nam, để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho quân đội Mỹ, và nếu cần thiết sẽ có sự tham chiến của quân đội các nước trong khối SEATO! Và đến ngày 13-6-1961 Thông Cáo Chung Lyndon B. Johnson – Ngô Đình Diệm ra đời, coi như hoàn tất công việc chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh Đặt biệt”! [ Thông Cáo Chung này có mấy điểm chính như sau: Tăng viện trợ kinh tế và quân sự; phát triển các lực lượng chính quy của quân lực VNCH; tăng cố vấn quân sự Mỹ và kêu gọi sự giúp đở của các nước trong khối SEATO; tăng cường công tác bình định nông thôn,,, ]
PXA đã thu thập tin tức bằng cả hai nguồn: Nguồn tin công khai của các hảng thông tấn nước ngoài, đặc biệt là của Hoa Kỳ, và nguồn tin bí mật, khai thác sự tiết lộ từ các quan chức của Ngủ Giác Đài, của C.I.A. … Và “Z.21 đã hoàn thành kịp thời và xuất về tập tài liệu “âm mưu và kế hoạch thực hiện chiến tranh đặc biệt: của Mỹ ở Nam Việt Nam” (Z.21 là bí số của PXA – Theo đánh giá của Cục Tình Báo Trung ương, trong cuộc họp tổng kết thành tích Tình Báo trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, Hànội, tháng 12-1978)
Trong thời 1961-1963, PXZ còn có nhiệm vụ thâm nhập vào Sở Mật Vụ do Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm Giám đốc (Lúc này , Sở Mật Vụ núp dưới nhản hiệu “Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội/Phủ Tổng Thống). Bằng cách nào PXA đã quen thân với Bác sĩ Trần Kim Tuyến? Không ai biết chính xác cả, bởi vì cả TKT và PXA đếu giữ đúng nguyên tắc “Sống để bụng, chết mang theo”! Chỉ biết có một điều là PXA và TKT thỉnh thoảng có gặp nhau ở nhà hàng quốc tế Continental trên đường Catina (sau này đổi tên là Tự Do), hoặc gặp nhau tại nhà hàng sang trọng nào đó trong Chợlớn … Hầu như rất ít thấy PXA vào gặp TKT tại SởMật Vụ. (Theo tiết lộ của ông Trần Văn Hải, tức Hải con hay Hải nhí, là Trưởng phòng Phản gián/Sở Mật Vụ). Nhờ sự liên hệ đặc biệt đó với TKT, nên PXA mới thu thập được nhiều tin nội bộ của Phủ Tổng Thống trong những năm 1961-1963, so với bất cứ một điệp viên nào của Cộng Sản Bắc Việt cài vào Nam Việt Nam!
[Trong thời tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền , những điệp viên của Cộng Sàn Bắc Việt cài vào gồm có một số nhân vật chính như sau: Vũ Ngọc Nhạ leo đến chức cố vấn cho ông Diệm, và sau này cố vấn cả cho ông Thiệu. Huỳnh Văn Trọng nguyên là nhân viên của Tình Báo Pháp (2è Bureau). Vào thời ông Ngô Đình Diệm. Huỳnh Văn Trọng làn Đổng lý Văn phòng Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm. Sau này làm cố vấn chính trị cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Lê Hữu Thúy , tổ trưởng Tổ Tình Báo Chiến Lược A.25 hoạt động tại Nam Việt Nam. Thúy đã từng làm chủ nhiệm tờ báo SINH LỰC do dân biểu Võ Văn Trường đỡ đầu, và làm việc dưới trướng của Mai Hữu Xuân (Giám đốc An Ninh Quốc Gia).Và sau này Thúy chui vào ngành phản gián thuộc quyền của Tướng Đỗ Mậu…]
Còn tiếp.............
Mới tìm đư,ợc chuyện này :
Trong “Lịch Sử Hoạt Động Tình Báo” của Đảng CSVN, trên chiến trương miền Nam Việt Nam (1946-1975), có rất nhiều bi kịch cá nhân của các tình báo viên cộng sản, mà hai điển hình được nêu ra đây là bi kịch của Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn !
Phạm Ngọc Thao (PNT) và Phạm Xuân Ẩn (PXA) đểu là Cán bộ Tình báo Chiến lược của Đảng CSVN, trong suốt hai thời kỳ 1945-1954 (kháng chiến chống Pháp) và 1955-1975 (chống Mỹ cứu nước) nhưng PNT là thế hệ đàn anh, còn PXA thuộc thế hệ đàn em. Về vai trò và vị trí chiến lược của hai người trong hoạt động gián điệp cũng khác nhau! Chỉ có một điểm giống nhau là Họ Cùng Ôm Khối Hận Đời Mang Theo Xuống Tuyền Đài!
1-Người hùng thời thế Phạm Ngọc Thảo (1922-1965 )
Sinh vào năm 1922 (ngày 14 tháng 2), PNT là đứa con thứ Chín trong gia đình đại điền chủ và là công giáo toàn tong. (Gốc ở Long Xuyên, sau năm 1930 về sống ở tỉnh Vĩnh Long -miền Tây Nam Bộ). Năm 1931, học xong chương trình Tiểu Học ở tỉnh nhà, PNT được gửi lên Sàigòn để vào học ở trường Trung Học Chasseloup Laubat (dân Sàigòn thường gọi là trường Tây, vì chỉ có con của các quan Tây và của người Việt vô dân Tây mới được học tại trường này). Năm 1937, PNT đã tốt nghiệp bằng Tú Tài II (gồm cả 2 Ban Toán và Triết). Sau đó, PNT ra học trường Kỹ sư Công chánh ở Hànội. Năm 1942, PNT đã đậu bằng Kỹ sư Công chánh và về làm việc ở Sàigòn từ năm 1943!
Trong cuộc Cách Mạng Tháng Tám (1945), là thanh niên trí thức yêu nước, PNT đã hăng hái tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở Sàigòn (9-1945). Khi quân đội Pháp nương theo quân đồng minh (Anh-Ấn) trởi lại chiếm Sàig1òn (23-9-1945), PNT liền tham gia Đoàn quân Nam bộKháng chiến! Nhờ có trình độ học vấn cao, thông thạo ngoại ngữ (Pháp-Anh) nên PNT đã được tướng Nguyễn Bình cử đi học khóa đào tạo Cán Bộ Lãnh Đạo Tình Báo Nam Bô, do Trung ương mở cấp tốc trong thời gian 9 tháng. Học xong , trở về Nam Bộ, PNT đã được Ban Quân Sự Nam Bộ-sau này đổi là Bộ Tư Lệnh Nam Bộ (BTLNB), cử giữ chức Phó Ban Đặc Vụ Nam Bộ (năm 1948 đổi tên là Ban Mật Vụ Nam bộ. Năm 1950 được đổi tên là Ban Quân Báo Nam bộ)dưới quyền của tướng Hoàng Đạo, Cục trưởng Cục Tình Báo trung ương vào làm Trưởng Ban.
Điều khó khăn nhất của PNT là:Dù rằng, mang danh nghĩa là Phó Ban Mật Vụ Nam bộ (MVNB), tương đương cấp trung đoàn, và có khả năng chuyên môn, nhưng PNT chưa phải là Đảng viên Cộng sản, nên gặp rất khó khăn trong công tác lạnh đạo cấp dưới trực thuộc, mà hầu hết họ là Đảng viên Cộng sản! Bởi vì thành kiến thành phần xuất thân của PNT (Địa chủ-Công giáo), nên Chi bộ Đảng cơ quan MVNB không chịu kết nạp PNT, mặc dù đã có sự chỉ đạo của Đảng bộ BTLNB là phải kết nạp PNT sớm, để tráng tình trạng bất mãn, bỏ ngũ, như trường hợp Trịnh Khánh Vàng, Lê Văn Viễn… (!) Nhưng cho đến năm 1949 PNT vẫn còn là người ngoài Đảng!
Trong thời gian làm việc ở chiến khu Nam bộ 9 ( vùng Đồng Tháp Mười) PNT quen được một Cán bộ của Hội Phụ Nữ Cứu Quốc Nam bộ, cùng tuổi với PNT, tên là Phạm Thị Nhiệm. Cha của bà Nhiệm là cụ Phạm Thân, người Nghệ An, là cử nhân Hán học, đã từng làm Huấn Đạo, Thị Độc… của triều đình Huế. Giáo sư Phạm Thiều, nguyên là Đốc học trường Tiễu học Cai Lậy (Mỹ Tho) và Thanh Tra Giáo Học các tỉnh miền Tây Nam Kỳ, là anh ruột của bà Phạm Thị Nhiệm. Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông Phạm Thiều là Ủy viên Ủy Ban Hành chánh Kháng chiến Nam nbộ. PNT đã chính thức Kết hôn với chị Nhiêm vào ngày 1 tháng 6 năm 1949.
Đầu năm 1950, để kết nạp PNT vào Đảng trước năm 1951 (nhân dịp Đảng CSVN ra công khai, lấy tên là Đảng Lao Động Việt Nam), Đảng bộ BTLNB quyết định đưa PNT ra thử thách ở chiến trường, bằng cách giao cho PNT làm chỉ huy trưởng Tiểu Đoàn 404 - Tiểu đoàn chủ lực của Nam Bộ (không phải Tiểu đoàn 402 như một số sách đã viết!). Trong chiến dịch 1950 - tập kích tiểu diệt các đồn bót của quân Pháp trên các tuyến giao thông, hưởng ứng chiến dịch biên gìới 1950 ở Việt Bắc, PNT đã chứng tỏ là người chỉ huy có tài, chỉ huy Tiểu đoàn 404 lập được nhiều chiến công. Cho nên, PNT đã được Đảng ủy Tiểu đoàn 404, do Trần Văn Tiên làm Bí thư, kiêm Chính trị viên Tiểu đoàn, kết nạp PNT vào Đảng ngay ngoài mặt trận!
Năm 1951, sau khi trở thành Đảng viên chính thức, PNT đã được thăng cấp Trung Đoàn Phó Trung đoàn chủ lực Nam Bộ (Trung đoàn Tây Đô), hoạt động trên chiến trường miền Tây Nam bộ.
Năm 1953, để chuẩn bị cho “hậu chiến”, theo lệnh của Trung ương, Xứ ủy Nam bộ bí mật cử một phái đoàn Đảng-Quân -Dân –Chánh, đi ra Việt Bắc, trong đó có PNT-đại diện cho Ban TBNB! Sau khi Hiệp định Đình Chiến (7-1954) đã được ký tại Genève, PNT trở về chiến trường Nam bộ, qua đường hang không Bắc Kinh-Cambodge, vào chiến khu U Minh, đúng lúc quân đội Việt Minh đang tập trung về các khu tập kết, để chuyển quân ra Bắc (từ tháng 11-1954…) theo tinh thần nghiêm chỉnh thi hành Hiệp Nghị Genève!
Vào một ngày sau Tết Ất Mùi (cuối tháng 1-1955) trong một căn nhà lá 3 gian, tọa lạc giữa khu vườn cây ăn trái, tại kênh 9 thuộc xã Biển Bạch, huyện Thới Bình (Cà Mau), có một cuộc họp đặc biệt chỉ có 3 người: Lê Duẫn Bí Thư Xứ ủy Nam bộ, Lê Đức Thọ Phó Bí thư Xứ ủy kiêm chánh ủy Bộ Tư Lệnh Nam Bộ và Trung tá Tình báo Phạm Ngọc Thảo. Trong cuộc họp đặc biệt này, Lê Duẫn đã trực tiếp giao nhiệm vụ cho PNT như sau:
“Trở về Vĩnh Long với tư cách bỏ Việt Minh, về với Quốc Gia, bắt liên lạc với Giam mục Giáo phận Vĩnh Long Ngô Đình Thục. Và thông qua cảm tình của ông ta với gia đình, tìm cách chui sâu, trèo cao trong chế độ Ngô Đình Diệm,nắm nắt những mưu đồ chiến lược của Mỹ-Diệm báo cáo kịp thời cho Trung ương; đồng thời chuẩn bị lực lượng ngầm để phối hợp “nội công ngoại kích” cho công cuộc lật đổ chế độ Mỷ-Diệm trong tương lai, nếu việc Thống nhất Bắc Nam bằng con đường hòa bình thi hành Hiệp Nghị Genève không thành công!” (Theo hồ sơ “Tối Mật” của Cục Tình Chiến lược, tập 1955-1959, lưu trữ tại văn phòng riêng của Phan Triêm-Phó Ban Tổ Chức TƯ Đảng, đặc trách Tình Báo Chiến Lược )
Tháng 3-1955, PNT cho vợ về giáo phận Vĩnh Long để liên lạc với Đức Giám mục Ngô Đình Thục, trình bày việc PNT “quyết tâm bỏ Việt Minh, trở về hợp tác với Chính quyền Quốc gia, và nhờ sự giới thiệu của Đức Giám mục! Vì có giao tình thân thiết với thân sinh PNT, và ngài cũng biết rất rõ vợ chồng PNT, nên Đức Giám mục Ngô Đình Thục (1897-1984) sẵn lòng giới thiệu PNT cho người em trai Ngô Đình Diệm (1901-1963) [Đầu năm 1955 ông Ngô Đình Diệm đang làm Thủ tướng của chính quyền Quốc gia do Quốc trưởng Bảo Đại cầm đầu. Sau tháng 10-1955, khi đã truất phế Bảo Đại, ông Diệm mới lên làm Tổng thống của Đệ nhất VNCH]
Tháng 4-1955, PNT và vợ đã về ở tại giáp phận Vĩnh Long dưới sự bảo hộ của Đức Giám mục Ngô Đình Thục, nên an ninh hay cảnh sát địa phương đâu dám ra mặt làm khó, cho dù đã biết PNT mới từ trong chiến khu trở về!
Để tạo điều kiện sinh hoạt tại Sàigòn trong buổi đầu cho PNT, Đức Cha Ngô Đình Thục giới thiệu PNT cho người học trò củ của Ngài là ông Huỳnh Văn Lang (HVL) và nhờ HVL giúp đở! Lúc này, ông HVL đang giữ chức Tổng Giám Đốc Viện Hối Đoái Quốc gia Việt Nam. Do đó, trong thời gian từ giữa năm 1955 đến đàu năm 1956, PNT đã làm việc tại Viện Hối Đoái, và chị Nhiệm đi dạy học ở một trường tư thục. Vì mối quan hệ than tình đó mà khi ông HVL chủ trương xuất bản tờ Tạp chí Bách Khoa, PNT đã đóng góp công sức không ít trong Ban Biên Tập của nguyệt san Bách khoa, mà ông HVL là Chủ nhiệm!
Khi ông Ngô Đình Diệm chính thức lên làm Tổng thống Đệ nhất VNMCH, Đức Cha Ngô Đình Thục mới giới thiêu và tiến cử PNT cho Tổng thống, rằng: “Hắn là một nhân tài, thành tâm về với Chính nghĩa Quốc gia, đề nghị Tổng thống nên tin dùng, cho hắn một vị trí xứng đáng với tài năng sẵn có, với tinh thần chiêu hiền đãi sĩ!” Nhờ sự nhiệt tình tiến cử đó mà Tổng thống Ngô Đình Diệm mới ra lệnh cho Bộ Quốc Phòng ký quyết định đồng hóa cấp Đại úy. Và cũng theo sự gợi ý của Đức Giám mục Ngô Đình Thực, Tổng thống Ngô Đình đã quyết định đưa Đại út PNT đi làm Tỉnh Đoàn trưởng Bảo An của tinh Vĩnh Long (1956-1957). Như vậy, trong bước đầu, con đường “trèo cao” của điệp viên PNT, coi như đã thành công! Chỉ còn tìm cách “chui sâu” và trèo cao hơn, đề đạt mục đích lâu dài về vai trò của Tình báo Chiến lược!
Cuối năm 1957, PNT được thăng chức Thiếu tá, và được cử làm Tỉnh trưởng Tỉnh Bến Tre. Vì sao PNT được cử làm Tỉnh trưởng Bến Tre? Và vì sao PNT lại “nhờ” Bác sĩ Trần Kim Tuyến ) (TKT)-Giám Đốc Sở Mật Vụ-mang tên giả là Sở Nghiên Cứu Chính trị-Xã hội- vận động để khỏi đi làm Tỉnh trưởng Bến Tre?
Theo tin tức tình báo của VNCH (cũng như của CIA) thì “bọ Cộng sản nằm vùng ở Bến Tre đang chuẩn bĩ nổi dậy!”. Do đó phủ Tổng thống mới chọn người có khả năng trấn áp cuộc nổi dậy của bọn cộng sản nằm vùng, để cử về làm tỉnh trưởng Bến Tre. Cho nên, Đức Giám mục Ngô Đình Thục liền tiến cử Thiếu tá PNT, vì PNT “hiểu biết chiến thuật nổi dậy của bọn cộng sản nằm vùng hơn ai hết!”, đồng thời cũng để thử thách thêm “long trung thành đối với chánh phủ Quốc gia” của PNT, mà ông Tư Lệnh quân khu IV Huỳnh Văn Cao vẫn “nghi ngờ PNT là gián điệp của cộng sản trá hàng?” Đó là lý do chính để chọn PNT đi làm Tỉnh trưởng Bến Tre!
Rõ ràng, điệp viên PNT đang đứng trước 2 nan đề: Làm thế nào vừa bảo toàn được “lực lượng cách mạng giải phóng” của Bến Tre, vừa giữ được sự anh cho chinh quyền Quốc gia ở Bến Tre? Vì vây, trước tiên PNT giả bộ sợ “nguy hại” cho bản thân, mới “năn nỉ” Bác sĩ TKT, xin ông Ngô Đình Nhu cho PNT ở lại Vĩnh Long. Đây chỉ là “chiến thuật lá chắn”, để làm cái vỏ bọc che dấu mặt thật, nhằm tránh hậu quả xấu, khi không hoàn thành nhiệm vụ trấn áp bọn cộng sản Bến Tre của điệp viên giấu mặt PNT!
Năm 1958, khi làm tỉnh trưởng Bến Tre, PNT đã nổi danh là “Tỉnh trưởng sát cộng sản” - bắt được “tên cộng sản nằm vùng” nào là giết bỏ, không chùn tay súng (?) Nhưng, sự thật thì không đúng như vậy! Phải nói: PNT là “Tỉnh trưởng sát những người từ trong hàng ngũ Việt Cộng, về cộng tác với Chính phủ Quốc gia, tiêu diệt bọn cộng sản nằm vùng!” PNT ra lệnh giết họ với lý do thật là hợp lý rằng: “Hắn là tên cộng sản giả đầu hàng để ngầm đánh phá nội bộ của chính quyền quốc gia. Bắn bỏ đi để trừ hậu hoạn (!)”, Chính vì lẻ đó mà một số người trong hang ngủ cộng sản nằm vùng ở Bến Tre muốn về với Chính phủ Quốc gia, đều phải hoảng sợ, không dám ra “chiêu hồi” tại tỉnh Bến Tre, khi PNT còn làm tỉnh trưởng! PNT hành động như thế, vừa được cấp trên khen là “thẳng tay diệt trừ Cộng Sản , vừa bảo toàn được “lực lượng giải phóng” của Bến Tre!
[Giữa năm 1965, khi nghe tin PNT bị tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh giết chết, có một cán bộ làm việc tại văn phòng Bộ Tư Lệnh Miền, không biết thân phận thật của PNT, nên đã nói: “Đáng đời cho cái tên phản bội!”. Bà Nguyễn Thị Định-Tư Lệnh phó quân giải phóng miền Nam, nguyên là Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre trong thời gian PNT làm tĩnh trưởng, rất tức giận! Bà ta ra lệnh tập họp tất cả Cán bộ của văn phòng Bộ Tư Lệnh lại, và tuyên bố rằng: “Đồng chí Phạm Ngọc Thảo là liệt sĩ anh hung của dân tộc ta! Chính nhờ đồng chí ấy mà tôi và nhiều đồng chí ở Bến Tre, đã bảo toàn được lực lượng, để làm nên cuộc Đồng Khởi hồi đầu năm 1960 đó!” – Theo tiết lộ của chị Sáu Hồng, thư ký riêng của bà Nguyễn Thị Định trong những năm 1964-1966]
Cuối năm 1959, PNT nhận được tin “Mật” là Bến Tre sắp nổi dậy “Đồng khởi” cướp chính quyền! Với “vai trò hai mặt”, PNT phải làm thế nào, vừa để cho cuộc Đồng Khởi của cộng sản Bến Tre, do Nguyễn Thị Định lãnh đạo, tiến hành thành công; vừa làm tròn chức trách của một tỉnh trưởng VNCH? Suy tính mãi, PNT mới tìm ra được một kế sách vẹn toàn cho cả hai là: “Việt Cộng cũng thắng và Quốc Gia cũng thắng!” Kế sách đó là: Trong 2 tuần lể đầu (từ 17-1-1960 đến 31-1-1960) để cho quân đồng khởi của Nguyễn Thị Định đánh chiếm được một số Xã thuộc các huyện Mõ Cày, Giồng Trôm, Ba Tri…Sang đầu tháng 2-1960, tỉnh trưởng PNT trực tiếp chỉ huy quân đội Quốc gia hành quân bình định, đưổi Việt Cộng ra khỏi những vùng đất gọi là “mới giải phóng”! Sau cuộc bình định cấp tốc đó, PNT đã được Ngô tổng thống khen thưởng và được thăng cấp Trung tá (9-1960).
Một lần nửa, PNT có cơ hội lập công với Ngô Tổng Thống. Đó là, nhân cuộc binh biến ngày 11-11-1960, do nhóm cấp tá của Lữ đoàn Nhảy Dù,- Nguyễn Triệu Hồng, Vương Văn Đông chủ trương và tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đại tá Tư lệnh Lữ đoàn Nhảy Dù Nguyễn Chánh Thi, đang trên đà diễn tiến, có cơ nguy hiểm cho gia đình trị Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu! Trong thời gian nguy hiểm đó, nếu gọi được Đại tá Trần Thiện Khiêm, Tư Lệnh Sư đoàn 21 bộ binh, cấp tốc đưa sư đoàn từ Mỹ Tho về, thì kịp thời đảo ngược thế cờ! Nhưng, Bác sĩ TKT biết Trần Thiện Khiêm sẽ không nghe lời ông ta! Vì thế, TKT mới nhờ PNT ra mặt, trên tinh thần “bằng hữu chi giao” từ trước 1945 với Trần Thiện Khiêm, động viên ông ta, cấp tốc đem quân từ Mỹ Tho về Sàigòn “cứu giá” Ngô tổng thống! Và Đại tá Trần Thiên Khiêm đã kéo quân vể Sàigòn kịp thời đẩy lui cuộc binh biến tự phát của Lữ đoàn Nhảy Dù, góp công lớn, bảo vệ được chế độ gia đình trị họ Ngô! Nhờ đó, mà hai năm sau, ngày 6-12-1962, Trần Thiện Khiêm được thăng cấp Thiếu tướng,, và được giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên quân/Bộ Tổng Tham Mưu (thay cho thiếu tướng Nguyễn Khánh, để Khánh chuyển lên Pleiku làm Tư lệnh Quân đoàn II)
Trong khi đó, việc ra công động viên Trần Thiện Khiêm đưa quân “cứu giá” của PNt đã trở thành câu chuyện riêng tư giữa 3 người (Tuyến-Thảo-Khiêm). Nhưng, vì để thực hiện cho được kế hoạch “trèo cao” và “chui sâu” vào đầu não trung ương của nền Đệ I VNCH, nên PNT đã viện hai lý do không thể tiếp tục ở lại Bến Tre: Một là, PNT đã giết nhiều Việt Cộng, nên đã bị Tỉnh ủy Cộng sản Bến Tre lên án tử hình PNT (?) Hai là, tướng Tư Lệnh quân khu IV Huỳnh Văn Cao đã thành kiến và muốn đẩy PNT vào chỗ chết (?). PNT đem hai lý do này nói với Bác Sĩ TKT, và nhờ ông TKT đề nghị với ông Cố vấn Ngô Đình Nhu, xin cho PNT thuyên chuyển về Sàigòn! Mặt khác, PNT cho vợ đến Vĩnh Long trình bày hai lý do đó cho Đức Cha Ngô Đình Thục, và nhờ Đức Cha cứu PNT, bằng cách Đức Cha giùm nói với tổng thống Ngô Đình Diệm ra lệnh cho người thay thế chức tỉnh trưởng Bến Tre của PNT! Cuối cùng Ngô Tổng thống nể lời Đức Cha Thục. và nghe lời cố vấn của Ngô Đình Nhu, đã quyết định thăng chức Trung tá cho PNT và rút về làm việc tại Sàigòn! Và điều trung tá Trần Ngọc Châu về làm tỉnh trưởng Kiến Hòa (tức Bến Tre) thay cho PNT vào tháng 12 năm 1960.
Khi về Sàigòn làm việc (1961-1962), PNT dựa vào thế của Đức Cha Ngô Đình Thục, và nhờ sự giúp đỡ của Bác sĩ TKT ; nhưng PNT vẫn chưa được ông Ngô Đình Nhu tin cậy hoàn toàn, nên PNT chỉ được bố trí vào chức “Công Cán Ủy Viên” của Bộ Xây Dựng Nông Thôn (trực thuộc Phũ Tổng Thống), và đi thanh tra công việc xây dựng nông thôn ở các địa phương! Trước khi làm Thanh tra Xây Dựng Nông Thôn, PNT được cử đi “nghiên cứu chính sách bình định” theo lời mời của chính phủ Kennedy (?)
Tong thời gian này, tên của PNT đã xuất hiện thường xuyên trên nguyệt san Bách Khoa, với những bài nghiên cứu về các hình thái chiến tran h nhân dân của Cộng sản Việt Nam trong thời kháng chiến chống Pháp! Nếu xét về bề ngoài, đây là cung cấp những kinh nghiệm chiến tranh của các Lực lượng Vũ trang của Cộng Sản, cho những nhà Quân sự cũng như các sĩ quan chỉ huy tác chiến của Quân lực VNCH biết, để chống lại một cách hữu hiệu (“)Đồng thời, PNT cố tình cho các nhà lãnh đạo VNCH cũng như Hoa Kỳ biết: Phạm Ngọc Thảo là một nhà quân sự tài năng. Nhưng, nếu xét về mặt Tình Báo, thì đây là một hình thức Thông Tin Công Khai một cách hợp pháp, cảnh báo cho những nhà lãnh đạo Quân Sự của Cộng Sản biết rằng: Không thể áp dụng chiến thuật chiến tranh thời chống Pháp, để đánh lại cuộc chiến tranh hiện đại của quân lực Mỹ-Việt! Bởi thế, trong Phòng Tư Liệu Nghiên Cứu của Bộ Chỉ Huy Quân Sự Miền của Việt Cộng, cũng như của Bộ Tổng Tham Mưu QĐND của Cộng Sản ở Hànội, mua không thiếu một số nguyệt san Bách Khoa nào, có bài viết của Phạm Ngọc Thảo!
Trong những năm 1961-1963, mặc dù Phạm Ngọc Thảo vẫn chưa “chui sâu” vào được trong cơ quan đầu não của chế độ Ngô Đình Diệm-Ngô Đình Nhu, nhưng với quan hệ rộng rải trong các giới quân sự, chính trị và báo chí, nhất là ông rất thân với người cầm đầu Sở Mật vụ (TKT), nên có điều kiện thu thập nhiều tin từc, công khai cũng như bí mật, cho nên PNT biết được mưu đồ chiến lược của Mỹ đối với Miền Nam Việt Nam, để báo cáo cho Lê Duẫn ở Hànội. PNt đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của một Điệp viên Chiến lược! Nhờ đó, mà tập đoàn lãnh đạo Đảng CSVN – Hồ Chí Minh, Lê Duẫn, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp…mới kịp thời chỉ đạo cuộc chiến tranh được gọi là “chống Mỹ cứu nước” trong giai đoạn 1961-1965!
Giữa năm 1963, PNT được thăng cấp Đại tá, vì “có công trong công vụ xây dựng nông thôn” (?) Kỳ thật, vì ông Ngô Đình Nhu muốn dùng PNT trong việc thực hiện “chiến dịch BRAVO I”
Bởi vì vào lúc đó, thông qua các nguồn tin của Tình báo Quốc ngoại, ông Ngô Đình Nhu đã được biết: Chính Phủ Kennedy (Hoa Kỳ) đang có ý định “thay ngựa giữa đường” - Nghĩa là bỏ ông Diệm, đưa người khác lên thay để “chống Cộng hữu hiệu hơn” (?) Thật ra, Mỹ nghi ngờ ông Diệm “muốn bắt tay với Hồ Chí Minh” Do đó , ông Diệm đã tỏ ý không chấp nhận để cho quân đội Mỹ vào tham chiến ở Miền Nam Việt Nam (?) Cho nên, ông Nhu định ra tay trước bằng cách làm một cuộc chính biến gia đình. Theo dự định, kết quả của cuộc chính biến này là đưa ông Nhu lên thay ông Diệm. Nhưng, vì ông Diệm không đồng ý (!) Thế là, PNT mất cơ hội lập công để “trở thành vị tướng kế cận Tân tổng thống Ngô Đình Nhu (?)
Tương kế tựu kế, Bác sĩ TKT bàn với Đại tá PNT về việc lợi dụng một số tướng lĩnh đang có mưu đồ đảo chính chế độ gia đình trị Diệm-Nhu, để tiến hành một cuộc “đảo chánh hòa bình”, làm thế nào vừa “giữ được sinh mạng cho gia đình họ Ngô”, vừa “cải cách được chế độ VNCH, không lệ thuộc vào Mỹ” (?) Tuy nhiên, để tránh cho các tướng lĩnh nghi ngờ “có bàn tay của Cộng sản ở phía sau”, nên trong khi hội họp với các tướng lĩnh chỉ có Bác sĩ TKT ra mặt. Còn Đại tá PNT thì núp trong “bóng tối” để quan sát, theo dõi, phân tích và đánh giá thái độ của từng người tham gia đảo chánh (?) Nhưng, công việc đang tiến hành thì Bác sị TKT bị cách chức Giám đốc Sở Mật Vụ, và bị đày đi làm Tổng Lãnh Sự ở Cairo-Ai Cập (9-1963). Cho nên PNT đành phải bỏ kế hoạch đảo chánh đang còn trong thời kỳ trù tính (!) Vá một lần nửa, PNT lở dịp tạo thế và lực, cho CSVN có cơ hội lật đổ chế độ VBCG trước năm 1965 (?)
Cùng vào thời gian này, đã có một âm mưu đảo chánh quân sự để lật đổ chế độ gia đình trị Diệm Nhu, do trung tướng Trần Văn Đôn, tham mưu trưởng lục quân, đang quyền chức Tổng Tham mưu trưởng (thay cho Đại tướng Lê Văn Tỵ đang chửa bệnh ở Hoa Kỳ), cùng với các tướng Dương Văn Minh, Trần Thiện Khiên, Lê Văn Kim… , tiến hành theo kế hoạch của C.I.A. (được Tổng thống Kennedy chấp thuận). Đó là cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963, với cái chết thê thảm của Tổng thống Ngô Đình Diệm và Cố vấn Ngô Đình Nhu (!)
Trong cuộc đảo chánh 1-11-1963, PNT giữ cái thế như “lục bình trôi nghĩa là “có mặt trong hàng ngũ tướng tá theo nhóm chủ trương đảo chánh, nhưng không làm gì hết”. Sau đảo chánh, PNT cũng được thăng cấp Đại tá theo “dòng nước chảy xuôi” (Miễn là ai có tham gia đảo chánh thăng cấp!?) Nhưng, PNT không muốn ở lại trong nước để chấp hành nhiệm vụ “chui sâu trèo cao” của Đảng giao nửa, vì hai lý do: Một là, quá chán chường “tình người quốc gia” trước cái chết của hai anh em Ngô Đình! Hai là, PNT biết Đại tướng đắc thế nhất sau đảo chánh (Dương Văn Minh) đã có thành kiến và nghi ngờ PNT. Do đó, PNT mới vận động, xin Hội Đồng Quân Lực Cách Mạng cho ông đi du học ở Hoa Ký - học tại Fort Lewenworth.
Lần đi du học này PNT không xin phép Lê Duẫn trước, mà khi học ở Mỹ, PNT mới thông báo cho ông ta biết, thông qua người anh là ông Phạm Ngọc Thuần, đang giữ chức Chủ nhiệm Ủy Ban Liên lạc Văn Hóa với nước ngoài ở Hànội . Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức TƯ Đảng trực tiếp chỉ đạo Cục Tình báo Chiến lược, đã kết tội PNT về việc “làm trước báo cáo sau là hành vi vô tổ chức”! Đồng thời Lê Đức Thọ còn nghi ngờ PNT “đã cộng tác với C.I.A.”? (Theo tiết lộ của Phan Triêm, Phó Ban Tổ chức TƯ, đặc trách ngành Điệp báo )
PNT vừa rời Sàigòn vào giữa tháng 12-1963, thì ngày 30-1-1964, nhóm tướng Nguyễn Khánh-Trần ThiệnKhiêm đã tiến hành lật đỗ Dương Văn Minh (gọi là “Chỉnh Lý I”). Và tướng Nguyễn Khánh lên làm Thủ tướng kiêm Tổng Tư Lệnh Quân Lực VNCH..
Đầu tháng 8-1964, PNT về nước, thì ngày 27-8-1964, Nguyễn Khánh và Trần Thiện Khiêm thực hiện cuộc “Chỉnh Lý II”, lập ra “Tam Đầu Chế”: Quốc trưởng Dương Văn Minh, Thủ tướng Nguyễn Khánh, Tổng trưởng Quốc phòng Trần Thiện Khiêm. Và Nguyễn Khánh đã kéo PNT về phủ Thủ tướng, giữ chức Giám đốc Báo chí.. Sau cuộc âm mưu đảo chánh vào ngày 13-9-1964 của các tướng Lâm Văn Phát và Dương Văn Đức không thành, thì trong hàng ngủ tướng tá Quân Lực VNCH lại lan truyền tin đồn là: “Tướng Trần Thiện Khiêm với sự cố vấn của Đại tá PNT, đang âm mưu tiến hành đảo chánh nhóm Minh-Khánh” ? Do đó, để ngăn ngừa hậu họa, , Nguyễn Khánh quyết định tống PNT đi Mỹ dưới hình thứ “cử đi làm tùy viên báo chí cho tòa Đại sứ VNCH tại Hoa Kỳ, vào đầu tháng 10-1964. (Lần này vợ con ông PNT cũng theo sang Mỹ và định cư tại Mỹ cho tới ngày nay).
Đến ngày 24-10-1964, Trần Thiện Khiêm cũng bị Nguyễn Khánh đưa đi làm Đại sứ ở Hoa Kỳ. Một nghi vấn được đặt ra là: Vô tình hay cố ý, Nguyễn Khánh đã tạo cơ hội cho Phạm Ngọc Thảo và Trần Thiện Khiêm gặp nhau ở Mỹ, để họ có điều kiện bàn chuyện đại sự sắp tới của quốc gia VNCH ?
Sau khi Chánh phủ dân sự Trần Văn Hương ra mắt (4-11-1964) , và “Hội Đồng Quân Lực” ra đời (18-11-1964), thì tướng Nguyễn Khánh tuy không còn làm Thủ tướng, nhưng với quyền hành của Chủ tịch Hội Đồng Quân Lực, kiêm Tổng Tham Mưu Trưởng, tướng Khánh vẫn làm mưa làm gió một thời! Nguyễn Khánh đã nghĩ ngay đến chuyện triệt hạ PNT, để đập vở “bộ óc tham mưu” của tướng Trần Thiện Khiêm, nên đã nhân danh Bộ Ngoại Giao VNCH, đánh điện triệu hồi PNT về nước ngay, với ý đồ là bắt Đại tá PNT tại sân bay Tân Sơn Nhất!
PNT chấp hành lệnh triệu hồi của Bộ Ngoại Giao một cách nghiêm chỉnh, nhưng với dự mưu (đã bàn với tướng Trần Thiện Khiêm) là sẽ “tương kế tựu kế” lật đổ Nguyễn Khánh (?) Nhưng, khi PNT về đến Hongkong, đươc tin tình báo là Nguyễn Khánh đã bố trí quân cảnh đón bắt PNT vào đúng giờ hạ cánh tại Tân Sơn Nhất của chuyến máy bay mà PNT có mặt! Biết vậy, PNT quyết định bỏ chuyến bay đúng theo quy định, ở lại Hongkong một đêm. Và ngày hôm sau, bất thần đi chuyến bay khác về Sàigòn, làm cho khế hoạch bắt PNT của Nguyễn Khánh bị thất bai! Nhưng, chính đây cũng là bước ngoặt kết thúc bi thảm cuộc dời của một điệp viên thượng thặng của Đảng CSVN (!)
Đó là vào cuối tháng 12-1964, khi thoát khỏi bàn tay của Nguyễn Khánh, PNT vẫn sống, tới lui loanh quanh trong nội thành Sàigòn, để tìm hiểu tình hình, tìm cách nóc nối với bạn bè, thân hữu… Nhưng, đến đầu năm 1965, Nguyễn Khánh cho an ninh quân đội truy lùng PNT ráo riết! Cho nên PN T phải tạm thời rút vào bí mật, nay ở biệt thự này, mai ở phố khác, khi thì ở ngay trung tâm Sàigòn, khi thì ở trong con hẻm nào đó ở Chợ Lớn, lúc lên Thủ Đức lúc xuống Phú Lâm, hay sang Thủ Thiêm hoặc đến khu Phú Thọ Hòa…Bọn an ninh của Nguyễn Khánh theo bén gót, nhưng không tài nào chộp được PNT! Trong thời gian rút vào bí mật của Đại tá PNT, cũng là thời gian đề PNT chuẩn bị kế hoạch đảo chánh vào ngày 19-2-1965!
Trước khi tiến hành kế hoạch đảo chánh, PNT có dự mưu ám sát Nguyễn Khánh để dẹp cái chướng ngại lớn nhất của cuộc đảo chánh, nhưng không cơ hội để thực hiện! Vì vậy, ngày 12-2-1965, Đại tá PNT mới cùng nhóm cấp tá đồng mưu, như Trung tá Lê Văn Tư, Trung tá Đặng Như Tuyết, Trung tá Lê Hoàng Thao… và Đại tá Cao Hảo Hớn, họp bàn kế hoạch đảo chánh, trước hết là bắt Nguyễn Khánh, khống chế Bộ Tổng Tham Mưu… Cuộc họp đặt tại một địa điểm bí mật trong Chợ Lớn, PNT và các chiến hữu của ông cùng nhất trí hành động vào ngày 19-2-1965! Về danh nghĩa cầm đầu cuộc đảo chánh là thiếu tướng Lâm Văn Phát.
Nhưng, đại sự không thành vì nhiều lý do, trong đó có một lý do là không bắt được Nguyễn Khánh, vì Khánh đã chuồn khỏi Sàigòn trước khi PNT đưa quân đội đến bao vây tư dinh của Khánh ở bến Bạch Đằng, và ở Bộ Tổng Tham Mưu (?) Có mấy nghi vấn chung quanh sự kiện Nguyễn Khánh chuồn khỏi Sàigòn trước giờ G. ngày 19-2-1965: Ai, trong nhóm đảo chánh đã mật báo cho tướng Nguyễn Khánh? Nhân vật nào của Sở Tình Báo Mỹ (CIA) ở Sàigòn đã thông báo cho Nguyễn Khánh về kế hoạch bắt Nguyễn Khánh của đại tá PNT? (Ông PNT có báo cho Trưởng Sở CIA ở Sàigòn kế hoạch đảo chánh, để tranh thủ sự ủng hộ của Chánh phủ Mỹ?)
Có một câu hỏi quan trọng mà cho đến nay vẫn còn là ẩn số: Kế hoạch đảo chánh của PNT có liên hệ gì tới dự mưu tấn công Sàigòn vào tháng 5-1965 của Cộng sản miền Bắc ?
Tình hình chính trị của VNCH từ sau cuộc đảo chánh 1-11-1963 đến đần năm 1965, đã thường xuyên không ổn định! Tình thế đảo chánh liên miên sẽ mang đến một hậu quả tai hại cho chế độ VNCH, mà làm lợi cho Cộng sản! Chính Robert S. McNamara, Bộ trưởng Quốc phòng của Mỹ lúc ấy, phải than phiền rằng: “Tình hình ở Việt Nam đang xấu đi và nếu Mỹ không có hành động mới, thì thất bại là tất yếu.Nguy cơ thất bại của Mỹ ở Việt Nam là cực kỳ cao.” (“In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam” của Robert S. McNamara. Times Books, New York, USA, 4-1995, trang 171) Do đó, Cộng Sản Miền Bắc định lợi dụng thời cơ này, để tấn công Sàigòn, mở màn cho cuộc Tổng Công Kích và Nỗi Dậy toàn miền Nam, bắt đầu từ 19-5-1965 (theo dự định). Cho nên vào tháng 9-1964, Bộ Chính Trị Trung ương Đảng LĐVN đã cử Đại tướng Nguyễn Chí Thanh vào Miền Nam trực tiếp chỉ đạo thực hiện ‘kế hoạch 19-5-1965”. Nhưng Hànội đã thất bại, vì Mỹ đã quyết định ồ ạt ném bom miền Bắc, nhằn hủy diệt tiềm lực chi viện cho Cộng Sản Miền Nam, bắt đầu từ 17-2-1965! Đồng thời trên chiến trường Miền Nam, quân lực Hoa Kỳ cũng mở những cuộc hành quân quy mô “Tìm và Diẹt” để đập tan đầu não chỉ huy cũa Việt Cộng tai mật khu Dương Minh Châu (Tây Ninh).
Sau khi tiến hành cuộc đảo chánh 19-2-1965 thất bại, PNT và những người đồng mưu đều phải lẩn trốn, vì Hội Đồng Quân Lực do Nguyễn Khánh là chủ tịch, đả kết tội họ là “những phần tử phản quốc!”, trong đó đối tượng chính mà Nguyễn Khánh quyết diệt cho được là Phạm Ngọc Thảo! Kể từ tháng 3-1965, Đại tá PNT coi như là “Tội Phạm Tại Đào”. Cảnh sát Quốc gia và An ninh Quân đội đã tung nhân viên đi lùng sục ông PNT khắp nơi!
Trong những tháng 3, 4, 5-1965, Đại tá PNT vẫn cải trang, thay đổi phương tiện di chuyển, thay đổi chổ ở, nhưng không ra khỏi thành phố Sàigòn-Chợlớn-Giađịnh, để tìm cách thực hiện phương sách “thua keo này bày keo khác”! Cuối tháng 5-1965, Đại tá PNT cùng với nhóm cấp tá đồng mưu, đã tiếp xúc với ông giáo Trần Văn Hương, bày tỏ ý mời ông nhận chức Thủ tướng, nếu cuộc đảo chánh vào ngày 20-6-1965 thành công (theo dự định) (?).
Nhưng…
Ngày 19-6-1965, các tướng Thiệu-Kỳ đã tiến hành đảo chánh, được sự ũng hộ của chính phủ Mỹ, lật đổ và tống Nguyễn Khánh ra khỏi Hội Đồng Quân Lực và Bộ Tổng Tham mưu, ép Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan Huy Quát trao chính quyền dân sự cho chính quyền quân phiệt; với Nguyễn Văn Thiệu làm Chủ tịch “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia” (tương đương Quốc trưởng), Nguyễn Cao Kỳ làm Chủ tịch “Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương” (giống như thủ tướng). Cuối tháng 6-1965, Chính quyền quân phiệt Thiệu-Kỳ đã lập tòa án quân sự để xử những sĩ quant ham gia 2 cuộc đảo chánh không thành, do tướng Lâm Văn Phát và Đại tá Phạm Ngọc Thảo cầm đầu (trên 150 sĩ quam). Bốn người bị xử tử vắng mặt là: Thiếu tướng Lâm Văn Phát, Đại tá Phạm Ngọc Thảo, Trung tá Lê Hoàng Thao và Nguyễn Bảo Kiếm (tức Nguyễn Kim Bảo).
Từ khi bị chính quyền quân phiệt kết án tử hình, PNT lúc đầu còn lẩn trốn trong nội thành Sàigòn, nhưng ngày qua ngày, bị bọn an ninh, mật vụ, cảnh sát đua nhau truy lung PNT để lấy món tiền thưởng lớn (3 triệu). PNT đành phải rời khỏi nội thành Sàigòn, lên ẩn trú tại biệt thự của bà Dược sĩ Nguyễn Thị Hai, ở làng Đại Học Thủ Đức . Nhung, Đại tá PNT vẫn không thể ẩn trú ở lâu hơn nửa, tại tòa biệt thự sang trọng cỉa bà Dược sĩ nỗi tiếng là “có quan hệ đặc biệt với tướng Thiệu” (?), bởi vì bọn an ninh quân đội đã lảng vãng chung quanh ngôi biệt thự này , ngày càng nhiều! Do đó, Đại tá PNT quyết định vào ẩn trú trong Dòng Tu Đa Minh (Thủ Đức), mặc áo tu sĩ để cho người ngoài không để ý!
Nhưng, có một tu sĩ Đa Minh biết PNT là một tử tội, mà Chính quyền đang treo giải thưởng 3 triệu đồng, nếu ai báo cho ngành an ninh bắt được, nên sinh long tham, đã mật báo thẳng cho ông Chủ tịch Ủy Ban :Lãnh Đạo Quốc Gia (?) Tướng Thiệu lập tức ra lệnh cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia và Nha An Ninh Quân Đội, phối hợp tổ chức một cuộc hành quân vây ráp Dòng Tu Đa Minh. Nhưng, ngay trong đêm vây ráp đó, PNT đã được sự giúp đỡ của nhiều tu sĩ Đa Minh, nên mới thoát ra khu Rừng Chồi, và chuồn thẳng về trú ẩn tại xứ Đạo Hố Nai (Biên Hòa), nơi có giáo dân cơ sở của PNT, và đặc biệt là cha xứ cai quản nhà thờ Tân Mai (Phạm Văn Hùng) là vị linh mục rất thân tình với Đại tá PNT. .
Đầu tháng 7-1965, Đại tá PNT đã quyết định đánh một ván bài liều lỉnh (không hiểu PNT suy nghĩ lợi hại của ván bài này như thế nào?) bằng cách viết thư cho tướng Nguyễn Văn Thiệu, đề nghị: Nếu ông Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia ra lệnh xóa bỏ bản án tử hình cho PNT, thì ông sẵn sang hợp tác, và hết lòng phục vụ cho nền Đệ nhị VNCH (?). Đại tá PNT đã nhờ linh mục Phạm Văn Hùng chuyển bức thư quan trọng đó cho ông Thiệu. Ván bài liều lỉnh này đã thay đổi số phận của “người hùng thời thế”!
Tướng Nguyễn Văn Thiệu đã “chấp nhận” lời đề nghị của Đại tá Phạm Ngọc Thảo, không một chút do dự (?) Ông Nguyễn Văn Thiệu đã hẹn gặp Đại tá PNT tại nhà hàng Đường Sơn Quán ) ở giữa vườn cao su Thủ Đức-nơi ăn chơi của các tướng tá). Nhưng, đó chỉ là cái bẩy để cho PNT sa vào lưới của an ninh quân đội (!) “Thông minh cả đời, dại khờ trong một lúc” chính là trường hợp này của Đại tá Phạm Ngọc Thảo!
Đúng ngày giờ hẹn (9 giờ đêm 15-7-1965), do tướng Nguyễn Văn Thiệu định, Đại tá PNT đã đến nhà hàng Đường Sơn Quán, nhưng vắng mặt ông Thiệu mà chỉ có mấy sĩ quan cấp tá quen mặt (?),Đại tá PNT sinh nghi, nhưng chưa kịp rút lui thì đã bị một trong 4 viên cấp tá, nả hai phát đạn sung lục vào ngay quai hàm, xuyên từ má này sang má kia, làm gẫy cả hàm răng. Nhưng do bản năng sinh tồn có kịp rút sung ra bắn trả lại, và thừa cơ chạy trốn thoát khỏi vòng vây trong đêm tối, ẩn núp trong một cái hố, tại vườn cao su! Những sĩ quan được tướng Thiệu giao nhiệm vụ hạ sát PNT, đồng nhận định “PNT trốn được nhưng chắc không sống được” vì thấy một vũng máu của nạn nhân để lại (?) Do đó, họ không lung sục tiếp! Nhờ vậy mà PNT mới có cơ hội, ráng sức lết về tới xóm Đạo thì trời đã gần sáng…
Sáng hôm sau, khi đã được một giáo dân, vốn là cơ sở của PNT, cầm máu và băng bó vết thương, nhưng vì mất máu qua nhiều, nên PNT rất yếu, lúc hôn mê lúc tỉnh… nếu không được tiếp máu và chửa trị ngay, thì PNT khó kéo dài sự sống . Cho nên, lúc tỉnh táo Đại tá PNT có nhờ môt giáo dân cơ sở về Sàigòn báo cho người chị thứ Sáu của ông (tức bà Josephine Phạm Ngọc Thuần), đem xe lên chở PNT về chửa trị gấp! Nhưng, rủi thay người chị lại đi vắng (!) Trong khi đó, số sĩ quan nhận lệnh tướng Thiệu đi hạ sát Đại tá PNT, về báo cáo thực trạng PNT đã bị bắn nát mặt, không thể sống mặc dù đã chạy thoát trong đêm tối (?) Tướng Thiệu nói: “Nếu hắn chết thì phải thấy xác của hắn!”. Thế là đám đàn em của ông tướng Chủ tịch “Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia”, sáng sớm hôm sau, dẫn theo mấy con “quân khuyển”, trở lên vườn cao su truy lùng tiếp… Bọn họ đã lần theo vết máu và sự đánh hơi của mấy con chó săn nhà nghề… và cuối cùng bọn họ truy lung tới ngôi nhà mà PNT đang ẩn trú. Lúc đó, Đại tá PNT đã kiệt sức, không còn đủ lực để phản kháng! Đám sĩ quan truy lùng PNT tức tốc gọi Ty An Ninh Quân Đội Biên Hòa đưa xe đến chở “tên tử tội PNT” về Nha An Ninh Quân Đội ở Sàigòn, ngay trưa ngày 16-7-1965!
Tại sao Đai tá Phạm Ngọc Thảo không rút vào chiến khu D. ở cách Thủ Đức không xa lắm, mà để phải bị rơi vào cảnh thảm hại như vậy ? Đây chính là một bí ẩn trong cuộc đời của “người hung thời thế” Phạm Ngọc Thảo!
Trong những năm 1964-1965, Lê Duẫn (Tổng Bí Thư Đảng CSVN ở Hànội) đã trực tiếp giao cho Nguyễn Văn Linh *Bí Thư Trung ương cục Miền Nam), trách nhiệm “chỉ đạo đơn tuyến” với Đại tá Điệp viên Lê Minh (tức Phạm Ngọc Thảo). Việc PNT hợp tác với CIA cũng được sự chấp thuận của Nguyễn Văn Linh. Ngay mưu đồ cùng tướng Lâm Văn Phát tiến hành đảo chánh (19-2 và 20-6-1965) cũng được sự đồng ý của Mười Cúc (Nguyễn Văn Linh) (Theo sự tiết lộ của Mười Quảng - tức Lê Xuân Tùng- làm Bí thư riêng cho Mười Cúc từ 1964 đến 1976.Sau này có thời gian Lê Xuân Tùng đác cử vào Bõ Chính Tri, và được cử làm Bí thư Thành ủy Hànội)
[Có một sự thật về tướng Lâm Văn Phát là: Cha của tướng Phát là Lâm Văn Phận cũng là Đảng viên CSVN! Chị của tướng Phát là Lâm Thị Phấn, Đãng viên CSVN, Cán bộ Tình Báo Chiến Lược của Ban Quân Báo Nam bộ. Bản thân tướng Phát cũng có một thời (1946-1948) là Trung đội trưởng Vệ Quốc Đoàn của Việt Minh!]
Vì vậy, nếu trong những ngày tháng lâm nạn “thập tử nhất sanh” này, Đại tá PNT muốn rút vào chiến khu thì đâu có khó khăn gì? Nhưng, tại sao ông PNT không chịu rút vào rừng? Hay là Mười Cúc không cho rút vào chiến khu mà phải “bám trụ” để “tiếp tục sứ mệnh vinh quang của Đảng giao”? Điệp viên Lê Minh không hề tiết lộ với ai trước khi chết! Nguyễn Văn Linh chắc chắn đã báo cáo cho Lê Duẫn, nhưng cả hai lão già này đều mang theo bí mật phức tạp đó xuống âm phủ, thì còn ai biết được?
Tuy nhiên, căn cứ vào kinh nghiệm thực tế của nhiều Cán bộ hoạt động trong lòng địch, khi bị lộ không còn hoạt động được nửa, hoặc đã bị địch bắt nhốt vào nhà tù, khi trở về chiến khu đều bị Đãng CSVN đình chỉ công tác, giam lỏng bằng hình thức “kiểm thảo tự phê bình khuyết điểm”, “học tập, chỉnh huấn cải tạo tư tưởng”… Sống trong hoàn cảnh bị giam lỏng trong rừng sâu, lại bị “Tổ chức Cách mạng” không tin và nghi ngờ: “Nặng thì ì đã bị địch mua chuộc, trờ về làm nội gián cho địch! Nhẹ thì đã biến chất, dao động, không còn ý chí cách mạng!” - Sống mà bị nghi ngờ như thế, thà chết còn có ý nghĩa hơn! Có lẻ vì quá hiểu cái thực tế phủ phàng đó, nên chi Đại tá Phạm Ngọc Thảo không rút vào chiến khu, mà kiên quyết bám trụ, nếu cơ may còn sống thì có thể làm nên sự nghiệp lớn, nhưng rủi mà chết thì cũng chết một cách oanh liệt, để tiếng muôn đời!
Khi viết bô tiểu thuyết tình báo “Ván Bài Lật Ngữa” (gồm 6 tập) tác giả Nguyễn Trường Thiên Lý (tức là Trần Bạch Đằng) đã hư cấu đến gần hai phần ba về nhân vật Nguyễn Thành Luân (tiểu thuyết hóa hình tượng “người hung thời thế” Phạm Ngọc Thảo!).
Ngày 16-7-1965, Đại tá PNT đã bị đưa về Nha An Ninh Quân Đội. Tại đây, Đại tá PNT đã bị thẩm vấn, tra tấn liên tục… nhằm bắt buộc Đại tá PNT khai ra những tá, tướng tham gia, mưu đồ đảo chánh còn song ngoài vòng pháp luật (?) Nhưng ông PNT chẳng hề khai ai, mà chỉ luôn miệng chửi Thiệu-Kỳ… Thiếu úy An Ninh Quân Đội tên là Hùng Xùi là người trực tiếp tra tấn Đại tá PNT, đã báo cáo lên trên về “thái độ ngoan cố” của PNT! Ông Chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia liền ra lệnh cho PNT “đi chầu Diêm Vương”, nhưng “không được để lại chứng tích gì”!
Đêm 17-7-1965, Hùng Xùi đã dung thủ thuật lưu manh, “bóp dái” ông PNT cho đến hồn lìa khỏi xác (!). Sau đó, xác của PNT, chỉ mặc có cái quần đùi, được bỏ vào bao ny-lông, cho vô quan tài rẻ tiền nhất, đem chon tại nghĩa trang quân đội ở Gò Vấp. Trên đầu mộ có tấm bia gỗ, trên đó có viết 4 chữ: “Vô Danh Đặc Biệt”.
Sau khi tác phẩn “Ván Bài Lật Ngữa” của Trần Bạch Đằng ra đời, và theo đó báo chí của chế độ CHXHCNVN đua nhau viết bài suy tôn Phạm Ngọc Thảo là một Liệt Sĩ Anh Hùng trên mặt trận tình báo chiến lược của CSVN, đối đầu với tình báo của đại siêu cường Hoa Ký (CIA). Rõ ràng, cái mũ vinh quang đem đội lên đầu người đã chết, chỉ là sự che đậy chính sách vắt chanh bỏ võ đối với những trí thức theo Đảng CSVN, khi họ không còn giá tri lợi dụng nửa!
Khối hận đời của Người Hùng Thời Thế Phạm Ngọc Thảo là ở chỗ khi Đảng cần ông thì ông tận tâm phục vụ, không ngại hy sinh đời sống riêng tư và hạnh phúc cá nhân! Nhưng, đến khi ông cần đến sự hổ trợ của Đảng CSVN để thoát khỏi sự nguy hiểm đến tính mạng thì Đảng CSVN lại làm ngơ, để cho Phạm Ngọc Thảo tự sanh tự diệt!
II – Nhà Báo Tài Ba Phạm Xuân Ẩn (1927-2006)
Phạm Xuân Ẩn (PXA) sinh vào năm 1927 tại Biên Hòa, trong một gia đình viên chức hạng trung. PXA bước vào nhà trường Tiểu học từ năm 1934, và khi anh tốt nghiệp Tiểu học đúng vào năm 1939. Vào thuở tuổi 13 (1927-1939) PXA đã có ý thức về “nổi nhục mất nước” của dân tộc mình. Bởi vậy, từ khi bước vào bậc Trung học, PXA đã cố công sưu tầm những bài viết của Nguyễn An Ninh, đã đăng trong các tờ báo “Tiếng Chuông Rè”, Anh thường nói với bạn học rằng: “Lớn lên tôi phải viết báo như ông Nguyễn An Ninh”.
Năm 1943, PXA đã đậu bằng Thành Chung. Nhưng, vì hoàn cảnh gia đình và tình hình thời cuộc (Nhật đã đưa quân vào chiếm Đông Dương, Chiến tranh thế giới lần thứ 2 đã tràn đến Việt Nam), nên PXA không thể tiếp tục học lên Ban Tú Tài. Năm 1944, PXA vừa tròn 18 tuổi, anh đã xin được việc làm “sửa chửa bản in” ở một nhà in “Minh Châu”trên đường Sabourain (Saigon).
Trong thời gian làm việc tại nhà in Minh Châu (1944-1945) PXA đã được chú Ba Mạnh, người thợ xếp chữ của nhà in, đưa vào tổ chức Mặt Trận Việt Minh) (Theo hồ sơ lý lịch của PXA, khi học lớp Tình Báo Nam Bộ, khóa 3, niên khóa 1951-1952)
Cách Mạng Tháng 8-1945 bùng nổ, PXA được Mặt Trận Việt Minh Đặc Khu Sàigòn - Giađịnh giao trách nhiệm tham gia vào Ban Lãnh Đạo Học Sinh Sinh Viên Sàigòn-Giađịnh, Khi quân Pháp theo chân quân đồng minh Anh-Ấn tái chiếm Sàigòn (23-9-1945) PXA có nhiệm vụ ở lại bám trụ, tham gia lãnh đạo Phong Trào Học Sinh-Sinh Viên Chống Pháp! Chính PXA là một trong số cốt cán lãnh đạo Phong Trào Học Sinh Trần Văn Ơn (1950)
Cuối năm 1950, do yêu cầu đào tạo Cán Bộ Tình Báo Chiến Lược, và hai tiêu chuẩn hang đầu là: Một, Cán bộ đa được thử thách trong phong trao đấu tranh chống Pháp ở trong long địch, hay là trong chiến đấu ngoài mặt trận đối địch với giặc Pháp. Hai. Phải có trình độ Trung Học, sử dụng được tiếng Pháp hoặc tiếng Anh! PXA có đủ 2 tiêu chuẩn hang đầu đó, Đặc biệt, PXA còn sử dụng được 2 ngôn ngữ Pháp và Anh. Vì vậy, PXA đã được Khoa Mật Vụ Đặc Khu Sàigòn-Giađịnh tuyển chọn, và đưa vào chiến khu Đồng Tháp để dự khóa đào tạo Cán Bộ Tình Báo Chiến Lược, do Ban Tình Báo Nam Bộ tổ chức và Cụm Tình Báo Trung ương huấn luyện. Khi khóa học kết thúc (6-1952), cũng là lúc PXA được kết nạp vào Đảng CSVN, mang bí danh Hai Trung. Sau đó, PXA được đưa về chiến khu U-Minh để dự lớp “đào tạo phóng viên cấp tốc” trong vòng 3 tháng do Nhà báo-Giám đốc Sở Thông Tin Nam bộ - Lưu Quý Kỳ, trực tiếp huấn luyện. (Theo hồ sơ đã dẩn).
Từ nay, cuộc đời của chàng trai trí thức Phạm Xuân Ẩn (24 tuổi) đã bước sang một giai đoạn đặc biệt của ngươi chiến sĩ vô danh! . .
Đầu năm 1953, PXA được đưa về Sàigòn hoạt động tình báo theo hệ thống đơn tuyến, thuộc mạng lưới Điệp Báo D.36, do Thiếu tướng Hoàng Đạo-Trưởng Ban Quân Báo Nam Bộ, trực tiếp chỉ đao. Về mặt công khai hợp pháp, PXA là phóng viên thời sự của nhật báo Đuốc Nhà Nam do ông Trần Tấn Quốc làm chủ bút. (Tờ Đuốc Nhà Nam có khuynh hướng ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Minh!). Trong thời gian làm phóng viên thời sự cho nhật báo Đuốc Nhà Nam, PXA lấy bút danh là Trần Long Ẩn.
Sau tháng 7-1954. PXA được Cục Tình Baáo Trung Ương, do Lê Đức Thọ chỉ đạo, bí mật đưa sang Đông Đức, để dự lớp huấn luyện Tình Báo Quốc Tế, do Sở Mật Vụ Liên Xô (KGB) tổ chức và huấn luyện cho khối XHCN. Khóa học kéo dài một năm, vừa học lý thuyết vừa thực hành. Năm 1956, sau khi hoàn thành khóa học đặc biệt này, PXA trở về Sàigòn qua con đường Paris-Phnompenh-Sàigòn. (Theo hồ sơ của Cục Phản Gián trung ương)
Năm 1956 là năm nền Đệ Nhất VNCH ra đời do ông Ngô Đình Diệm làm Tổng thống, cũng là năm quân Pháp rút khỏi Việt Nam. Và từ đó là sự bành trướng thế lực của Mỹ. Do đó, trước đây đối tưọng điều tra chính của Tình báo CSVN là Pháp, bây giờ đối tượng điều tra chính là Mỹ! Cho nên, nhiệm vụ đầu tiên của Tình Báo CSVN nói chung, Tình BáoViên PXA (tức Hai Trung, tức Năm An, tức Z.21) là phải điều tra Hệ thống tổ chức, nội dung hoạt động và nhân sự của các tổ chức của Mỹ đã có mặt ở Nam phần Việt Nam, như USOM (United Stares Operatpons Mission – Đoàn Công tác Hoa kỳ) ), MAAG (Military Assistance Advisory Group - Đội Cố Vấn Viện Trợ Quân Sự), MACV (Military Assistance Command Vietnam - Bộ Chỉ huy Yểm trợ Quân sự cho Việt Nam) ……
Nhận thấy được sở trường của PXA là, thông qua môi trường báo chí để hoạt động tình báo, thì đạt được hiệu quả cao, Vì vậy, Cục Tình Báo Trung ương CSVN, đã đề nghị với Lê Đức Thọ-Trưởng Ban Tổ Chức trung ương Đảng, trực tiếp chỉ đạo Tình báo Chiến lược, cho PXA đi tu nghiệp về ngành báo chí ở Mỹ, từ 1957 đến 1959. Cái khó là làm sao xin được học bổng của chánh phũ Hoa kỳ cấp cho ngành báo chí của chính quyền VNCH (?) - Nghĩa là tạo điều kiện hợp pháp lâu dài cho PXA – “Người của VNCH nhận học bổng của đồng minh Hoa kỳ, để trở về đóng góp cho sự phát triển ngành báo chí quốc gia!”Và nhờ sự vận động của những nhà báo ủng hộViệt Minh nằm trong Ban Chấp Hành Hội Ký Giả Nam phần của chế độ VNCH, nên Bộ Ngoại giao VNCH đã đồng ý cho PXA nhận học bổng của chính phủ Hoa Kỳ đi tu nghiệp 2 năm (1957-1959) về ngành báo chí, tại trường Đại học California. Chính lần đi tu nghiệp ngành báo chí ở Hoa kỳ trong hai năm 1957-1959, đã dọn đường cho PXA đi vào làng báo quốc tế, cũng có nghĩa là mở rộng đường cho PXA hoạt động tình báo!
Trong hai năm tu nghiệp ở Mỹ, PXA không chỉ có học tập, mà còn kết hợp việc học tập với công tác điều tra tình báo, trên cơ sở nghiên cứu những tài liệu đăng công khai trên các tờ báo lớn của Mỹ, như Washington Post, New York Times… cùng với việc sưu tầm tài liệu tồn trữ trang các thư viện Đại học, để Tìm hiểu Âm mưu Chiến lược của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của PXA, “đã góp phần quan trọng, làm sáng tỏ “Âm mưu Chiến lược của Mỹ đối với miền Nam Việt Nam” trong giai đoạn 1961-1965!” (Theo sự đánh giá của Nguyễn Văn Linh, TBT Ban Chấp Hành TƯ Đảng CSVN khóa VI, nhận xét một trong những thành tích của PXA, khi đề bạt PXA lên Thiếu tướng, tháng 12-1989 – Xem hồ sơ đề bạt cấp tướng của Ban Tổ chức TƯ, năm 1989-1990)
Đầu năm 1960, PXA trở về Sàiggòn, với tư cách là phóng viên của Hảng Thông Tấn Reuters (Anh quốc), đồng thời là công tác viên của nhiều Hảng Thông Tấn nước ngoài khác. Nhưng, sự thật đó, chỉ là cái vỏ bên ngoài của một điệp viên cộng sản mà thôi. Nhiệm vụ chính, quan trọng nhất của PXA là bằng mọi cách “nắm bắt cho được Âm Mưu và Kế Hoạch thực hiện Chiến lược Chiến tranh của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam, trong giai đoạn 1961-1965!”
Ngày 28-1-1961, tổng thống Mỹ John F. Kennedy (1961-1963) đã thông qua “Chiến lược Chiến tranh Đặc biệt”, và quyết định thí nghiệm chiến lược mới đó tại chiến trường Nam Việt Nam! Phương thức tiến hành “Chiến tranh Đặc biệt” là dùng quân lực VNCH trực tiếp giao chiến với các lực lượng vũ trang của Việt Cộng, do Mỹ tổ chức, trang bị, huấn luyện và chỉ huy! Để giành thắng lợi trong cuộc “Chiến tranh Đặc biệt”, ngày 4-5-1961, tổng thống Kennedy quyết định tăng viện trợ gấp đôi về mặt quân sự cho chính quyền Ngô Đình Diệm; đồng thời gợi ý sẽ đưa quân đội Mỹ sang tham chiến ở chiến trường Nam Việt Nam. Tiếp theo, ngày 7-5-1961, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ đã họp phiên đặc biệt, để xem xét việc sử dụng phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ tại Việt Nam, để bảo đảm điều kiện tốt nhất cho quân đội Mỹ, và nếu cần thiết sẽ có sự tham chiến của quân đội các nước trong khối SEATO! Và đến ngày 13-6-1961 Thông Cáo Chung Lyndon B. Johnson – Ngô Đình Diệm ra đời, coi như hoàn tất công việc chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh Đặt biệt”! [ Thông Cáo Chung này có mấy điểm chính như sau: Tăng viện trợ kinh tế và quân sự; phát triển các lực lượng chính quy của quân lực VNCH; tăng cố vấn quân sự Mỹ và kêu gọi sự giúp đở của các nước trong khối SEATO; tăng cường công tác bình định nông thôn,,, ]
PXA đã thu thập tin tức bằng cả hai nguồn: Nguồn tin công khai của các hảng thông tấn nước ngoài, đặc biệt là của Hoa Kỳ, và nguồn tin bí mật, khai thác sự tiết lộ từ các quan chức của Ngủ Giác Đài, của C.I.A. … Và “Z.21 đã hoàn thành kịp thời và xuất về tập tài liệu “âm mưu và kế hoạch thực hiện chiến tranh đặc biệt: của Mỹ ở Nam Việt Nam” (Z.21 là bí số của PXA – Theo đánh giá của Cục Tình Báo Trung ương, trong cuộc họp tổng kết thành tích Tình Báo trong chiến tranh “chống Mỹ cứu nước”, Hànội, tháng 12-1978)
Trong thời 1961-1963, PXZ còn có nhiệm vụ thâm nhập vào Sở Mật Vụ do Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm Giám đốc (Lúc này , Sở Mật Vụ núp dưới nhản hiệu “Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội/Phủ Tổng Thống). Bằng cách nào PXA đã quen thân với Bác sĩ Trần Kim Tuyến? Không ai biết chính xác cả, bởi vì cả TKT và PXA đếu giữ đúng nguyên tắc “Sống để bụng, chết mang theo”! Chỉ biết có một điều là PXA và TKT thỉnh thoảng có gặp nhau ở nhà hàng quốc tế Continental trên đường Catina (sau này đổi tên là Tự Do), hoặc gặp nhau tại nhà hàng sang trọng nào đó trong Chợlớn … Hầu như rất ít thấy PXA vào gặp TKT tại SởMật Vụ. (Theo tiết lộ của ông Trần Văn Hải, tức Hải con hay Hải nhí, là Trưởng phòng Phản gián/Sở Mật Vụ). Nhờ sự liên hệ đặc biệt đó với TKT, nên PXA mới thu thập được nhiều tin nội bộ của Phủ Tổng Thống trong những năm 1961-1963, so với bất cứ một điệp viên nào của Cộng Sản Bắc Việt cài vào Nam Việt Nam!
[Trong thời tổng thống Ngô Đình Diệm cầm quyền , những điệp viên của Cộng Sàn Bắc Việt cài vào gồm có một số nhân vật chính như sau: Vũ Ngọc Nhạ leo đến chức cố vấn cho ông Diệm, và sau này cố vấn cả cho ông Thiệu. Huỳnh Văn Trọng nguyên là nhân viên của Tình Báo Pháp (2è Bureau). Vào thời ông Ngô Đình Diệm. Huỳnh Văn Trọng làn Đổng lý Văn phòng Bộ trưởng Nội vụ Huỳnh Văn Nhiệm. Sau này làm cố vấn chính trị cho tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Lê Hữu Thúy , tổ trưởng Tổ Tình Báo Chiến Lược A.25 hoạt động tại Nam Việt Nam. Thúy đã từng làm chủ nhiệm tờ báo SINH LỰC do dân biểu Võ Văn Trường đỡ đầu, và làm việc dưới trướng của Mai Hữu Xuân (Giám đốc An Ninh Quốc Gia).Và sau này Thúy chui vào ngành phản gián thuộc quyền của Tướng Đỗ Mậu…]
Còn tiếp.............