laongoandong
03-18-2007, 05:43 AM
” Không chần chờ gì nửa, PXA tức tốc lấy chiếc xe “deux chevaux” của mình, chở Bác sĩ Tuyến, lao nhanh đến cao ốc đó… Đến nơi, người lính Mỹ gác cổng không cho vô, nhưng, PXA nhanh trí, mượn lệnh miệng của Ngài Đại Sứ Martin cho vô. Thế là Bác sĩ Trần Kim Tuyến đã vào được cao ốc, và đã leo lên trực thăng di tản khỏi Sàigòn, đúng 6 giờ 10 phút tối ngày 29-4-1975! Nhìn chiếc trực thăng di tản cuối cùng cất cánh, trong dó có người bạn thâm giao môt thời của mình, PXA thở phào, nhẹ nhõm… Nhưng, đó là một trong những “lỗi lầm” mà tổ chức đã kết tội PXA (!)
Ngày 30-4-1975, là ngày đại thắng của Đảng CSVN, cũng là ngày hoàn thành nhiệm vụ điệp viên một cách xuất sắc của nhà báo tài ba PXA, đúng như lời nhận xét của Jean-Claude Pomonti-phóng viên (đã về hưu) của tờ báo Pháp Le Monde, rằng: “Ông vừa là điệp viên vừa là nhà chiến lược… Ông có mạng lưới liên lạc sâu sát với người Mỹ và có khả năng phân tích tình huống xuất sắc. Họ (Mỹ) chưa bao giờ phát hiện được ông. Ông là một điệp viên hoàn hảo!” (BBC, 21-9-2006)
Nhưng, PXA đã sống trong hoàn cảnh đầy bi kịch của số phận Nhị Trùng, như Terrence Smith - Trưởng phòng đại diện tờ báo New York Times ở Việt Nam trong thời gian 1968-1970, người bạn thân của PXA – đã nói: “Ông chịu bi kịch của người phục vụ hai chủ, và cả hai ông chủ đều nghi ngờ, không tin tưởng ông!” (New York Times, 5-2005)
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tổ chức bắt buộc PXA xuất hiện công khai với quân hàm Đại tá. Điều đó cũng có nghĩa là bức tử cuộc đời hoạt động tình báo của PXA!
Với lý do nào mà Cục Tình Báo Chiến Lược Trung Ương phải quyết định như vậy?
“Bố Sáu Già” trùm tình báo CSVN (tức Lê Đức Thọ) đã trực tiếp giải thích cho PXA rằng: “Theo lệnh của các đồng chí lãnh đạo tối cao là nên chuyển đồng chí sang công tác trong thời bình. Suốt 15 năm qua, đơn độc chiến đấu trong long địch, đồng chí đã lập được nhiều chiến công và cũng hy sinh quá nhiều . Vì thế Đảng cho phép đồng chí nghỉ ngơi và hưởng hạnh phúc gia đình trong thái bình!” Đúng là những “lời ca” tuyệt tác của nghệ thuật tráo trở trong công tác tổ chức của CSVN!
PXA biết rằng: “Đó chỉ là những lời lẻ che đậy một sự thật phũ phàng đối với những cán bộ tình báo đã bi nghi ngờ, và Đảng không còn tin tưởng nửa!” Nhưng, sự thật phũ phàng và quá cay nghiệt này, khi PXA bị Đảng bắt buộc viết bản Kiểm thảo về việc đưa vợ con sang ở Mỹ trước ngày giải phóng miền Nam. PXA đã nói thật sự suy tư của một Điệp Viên Chiến Lược, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng rằmh: “Tôi đưa vợ con sang ở Mỹ, trước hết là xuất phát từcông tác tình báo quốc ngoại lâu dài của Đảng ở ngay trong sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Tôi đã tự tin rằng đảng sẽ giao cho tôi làm nhiệm vụ quan trọng đó, vỉ tôi đã tạo được chỗ đứng khá vửng chắc trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Nhưng, nào ngờ, tôi đã hiểu biết quá ấu trĩ về đường lối tình báo quốc ngoại của Đảng?” Và PXA bắt buộc phải vâng lệnh Đảng: Kêu vợ con trở về sống ở Việt Nam!
Đã lăn lộn trong nghề tình báo mang tầm vóc quốc tế trong vòng 15 năm (1960-1975) không hề bị lộ, đã là một kỳ tích! Với kinh nghiệm và với cái thế công khai “Phóng viên báo Time”, chắc chắn PXA còn làm nên những chiến công cho ngành tình báo của CSVN! Nhưng, PXA lại phải “ ngồi chơi xơi nước” trong suốt hơn 30 năm (1975-2006), đóng vai trò một Thiếu tướng Tình báo để làm kiểng cho những cuộc phỏng vấn đầy tính hiếu kỳ của giới truyền thông. Đây chính là nỗi đau buồn về cuối đời của PXA!
Đặc biệt trong 13 năm đầu, từ năm 1975 đến 1988, PXA không được phép tiếp xúc với bất cứ người nước ngoài nào!
Bởi vì PXA đã bị tình nghi là đang làm việc trong mạng lưới nhị trùng của CIA (?) “Tại sao cố tìm cách giúp cho trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến thoát ra nước ngoài? Tại sao không biết gì về số tình báo của Mỹ cài lại ở Việt Nam? Đã nhận nhiệm vụ gì của CIA ở Việt Nam, sau ngày 30-4-1975?”
Đó là những câu hỏi “đóng dấu phạm tội” cho PXA, mà lúc nào cũng phải kiểm thảo, mỗi khi đi dự lớp chỉnh huấn chính trị tại Hà Nội (!)
Sau Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho cái gọi là “công cuộc đổi mới”, dưới trào của Nguyễn Văn Linh, PXA mới bắt đầu dễ thở, được tiếp bạn bè ngoại quốc tại tư gia ở cư xá làng báo chí tại Thủ Đức, nhưng vẫn bị sự kiểm soát chặt chẻ của an ninh chính trị. Và cũng từ đó, ông đã sống như một con người cô độc, đêm đêm ngắm cái bóng của mình lởn vỡn trên tường, để hoài niệm, để suy tơ và ôm hận về sự lầm đường theo chủ nghĩa Cộng sản!
Ngày 20 tháng 9 năm 2006, PXA đã qua đời tại Bệnh Viện Quân Y 175 ở Sàigòn, trong sự thương tiếc của bạn bè trong ngành truyền thông quốc tế, trong nỗi ngậm ngùi và xót xa của nhiều đồng chí lão niên, đang cùng cảnh ngộ bị vắt chanh bỏ võ!
Chúng tôi xin thắp một nến hương cầu siêu cho linh hồn của hai chiến sĩ vô danh - Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn, cho vơi niềm đau khổ ở bên kia thế giới, cũng để cảnh tĩnh cho những chiến sĩ vô danh, cũng như hữu danh, còn đang phục vụ cho chế độ cộng sản Việt Nam.
New England-USA
Ngày 20-02-2007
Ngày 30-4-1975, là ngày đại thắng của Đảng CSVN, cũng là ngày hoàn thành nhiệm vụ điệp viên một cách xuất sắc của nhà báo tài ba PXA, đúng như lời nhận xét của Jean-Claude Pomonti-phóng viên (đã về hưu) của tờ báo Pháp Le Monde, rằng: “Ông vừa là điệp viên vừa là nhà chiến lược… Ông có mạng lưới liên lạc sâu sát với người Mỹ và có khả năng phân tích tình huống xuất sắc. Họ (Mỹ) chưa bao giờ phát hiện được ông. Ông là một điệp viên hoàn hảo!” (BBC, 21-9-2006)
Nhưng, PXA đã sống trong hoàn cảnh đầy bi kịch của số phận Nhị Trùng, như Terrence Smith - Trưởng phòng đại diện tờ báo New York Times ở Việt Nam trong thời gian 1968-1970, người bạn thân của PXA – đã nói: “Ông chịu bi kịch của người phục vụ hai chủ, và cả hai ông chủ đều nghi ngờ, không tin tưởng ông!” (New York Times, 5-2005)
Sau ngày 30 tháng Tư năm 1975, tổ chức bắt buộc PXA xuất hiện công khai với quân hàm Đại tá. Điều đó cũng có nghĩa là bức tử cuộc đời hoạt động tình báo của PXA!
Với lý do nào mà Cục Tình Báo Chiến Lược Trung Ương phải quyết định như vậy?
“Bố Sáu Già” trùm tình báo CSVN (tức Lê Đức Thọ) đã trực tiếp giải thích cho PXA rằng: “Theo lệnh của các đồng chí lãnh đạo tối cao là nên chuyển đồng chí sang công tác trong thời bình. Suốt 15 năm qua, đơn độc chiến đấu trong long địch, đồng chí đã lập được nhiều chiến công và cũng hy sinh quá nhiều . Vì thế Đảng cho phép đồng chí nghỉ ngơi và hưởng hạnh phúc gia đình trong thái bình!” Đúng là những “lời ca” tuyệt tác của nghệ thuật tráo trở trong công tác tổ chức của CSVN!
PXA biết rằng: “Đó chỉ là những lời lẻ che đậy một sự thật phũ phàng đối với những cán bộ tình báo đã bi nghi ngờ, và Đảng không còn tin tưởng nửa!” Nhưng, sự thật phũ phàng và quá cay nghiệt này, khi PXA bị Đảng bắt buộc viết bản Kiểm thảo về việc đưa vợ con sang ở Mỹ trước ngày giải phóng miền Nam. PXA đã nói thật sự suy tư của một Điệp Viên Chiến Lược, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng rằmh: “Tôi đưa vợ con sang ở Mỹ, trước hết là xuất phát từcông tác tình báo quốc ngoại lâu dài của Đảng ở ngay trong sào huyệt của chủ nghĩa đế quốc Mỹ! Tôi đã tự tin rằng đảng sẽ giao cho tôi làm nhiệm vụ quan trọng đó, vỉ tôi đã tạo được chỗ đứng khá vửng chắc trong giới truyền thông Hoa Kỳ. Nhưng, nào ngờ, tôi đã hiểu biết quá ấu trĩ về đường lối tình báo quốc ngoại của Đảng?” Và PXA bắt buộc phải vâng lệnh Đảng: Kêu vợ con trở về sống ở Việt Nam!
Đã lăn lộn trong nghề tình báo mang tầm vóc quốc tế trong vòng 15 năm (1960-1975) không hề bị lộ, đã là một kỳ tích! Với kinh nghiệm và với cái thế công khai “Phóng viên báo Time”, chắc chắn PXA còn làm nên những chiến công cho ngành tình báo của CSVN! Nhưng, PXA lại phải “ ngồi chơi xơi nước” trong suốt hơn 30 năm (1975-2006), đóng vai trò một Thiếu tướng Tình báo để làm kiểng cho những cuộc phỏng vấn đầy tính hiếu kỳ của giới truyền thông. Đây chính là nỗi đau buồn về cuối đời của PXA!
Đặc biệt trong 13 năm đầu, từ năm 1975 đến 1988, PXA không được phép tiếp xúc với bất cứ người nước ngoài nào!
Bởi vì PXA đã bị tình nghi là đang làm việc trong mạng lưới nhị trùng của CIA (?) “Tại sao cố tìm cách giúp cho trùm Mật Vụ Trần Kim Tuyến thoát ra nước ngoài? Tại sao không biết gì về số tình báo của Mỹ cài lại ở Việt Nam? Đã nhận nhiệm vụ gì của CIA ở Việt Nam, sau ngày 30-4-1975?”
Đó là những câu hỏi “đóng dấu phạm tội” cho PXA, mà lúc nào cũng phải kiểm thảo, mỗi khi đi dự lớp chỉnh huấn chính trị tại Hà Nội (!)
Sau Đại Hội Đảng lần thứ VI (1986) mở đầu cho cái gọi là “công cuộc đổi mới”, dưới trào của Nguyễn Văn Linh, PXA mới bắt đầu dễ thở, được tiếp bạn bè ngoại quốc tại tư gia ở cư xá làng báo chí tại Thủ Đức, nhưng vẫn bị sự kiểm soát chặt chẻ của an ninh chính trị. Và cũng từ đó, ông đã sống như một con người cô độc, đêm đêm ngắm cái bóng của mình lởn vỡn trên tường, để hoài niệm, để suy tơ và ôm hận về sự lầm đường theo chủ nghĩa Cộng sản!
Ngày 20 tháng 9 năm 2006, PXA đã qua đời tại Bệnh Viện Quân Y 175 ở Sàigòn, trong sự thương tiếc của bạn bè trong ngành truyền thông quốc tế, trong nỗi ngậm ngùi và xót xa của nhiều đồng chí lão niên, đang cùng cảnh ngộ bị vắt chanh bỏ võ!
Chúng tôi xin thắp một nến hương cầu siêu cho linh hồn của hai chiến sĩ vô danh - Phạm Ngọc Thảo và Phạm Xuân Ẩn, cho vơi niềm đau khổ ở bên kia thế giới, cũng để cảnh tĩnh cho những chiến sĩ vô danh, cũng như hữu danh, còn đang phục vụ cho chế độ cộng sản Việt Nam.
New England-USA
Ngày 20-02-2007