cangcung
12-24-2004, 03:38 PM
Thuở xa xưa tít mù, ở làng Củ To Tướng, có hai anh em họ Cù, em là Cụt, anh là Vương, nhà nghèo đến nỗi phải chung nhau một cái khố, hễ ai đi đâu thì đóng vào.
Một ngày xuân lai láng, Cụt sang làng Đạo Ngai tìm vợ. Cù Vương thương em chỉ sợ em ở truồng vào làng bên ai ai cũng thấy củ thìu bìu bé bỏng của em mình, nên chịu ở truồng để em mang khố đi tìm vợ. Ngày ngày Cù Vương tồng ngồng, ngâm nước đến rốn, vớt ngao, bắt hến mà đổi chác với các thuyền bè qua lại, chẳng khi nào bước lên bờ lúc ban ngày. Lâu ngày cái cọc giữa háng của Cù Vương đóng xà cừ xần xù.
Thời bấy giờ vua Hùng Hổ thứ năm trăm mười tám có nàng công chúa tên là Tí Nà, nhan sắc rùng mình, tuổi đã vài mươi mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền chu du khắp tỉnh Gia Hu mà xem ngao thưởng ghẹ. Vua chiều con, cấp cho một bầy cung nữ để con vui chơi.
Một hôm thuyền Tí Nà trôi ngang làng Củ To Tướng, chợt hứng nàng cặp bến tìm vui. Cù Vương thoáng trông thấy, vừa mắc cỡ vì ở truồng vừa động tấm lòng lợn với nhan sắc Tí Nà làm đám xà cừ đeo giữa háng nứt rạn kêu răng rắc. Cù Vương vội vứt ró vào bụi, chạy lên bãi chui dưới xình, vùi mình lấy bùn phủ lên. Thấy bãi sông rộng rãi lại có bóng cây cút kít toả bóng mát, Tí Nà sai cung nữ giăng màn che để nàng tắm. Nào ngờ Tí Nà lại đứng tắm kỳ cọ ngay chỗ Cù Vương vùi xình rình rập. Dội nước rửa ráy một lúc thì Tí Nà phát hiện một khúc xà cừ nổi lên, sợ chân dẵm phải chẩy máu, nàng vớ cái chày vồ mà khện cho khúc xà cừ chìm xuống bùn. Chẳng thấy xà cừ chìm mà lại thấy Cù Vương bật dậy, mặt nhăn nhó, tay cầm cái oẳn chù dzù, bên thì xà cừ rơi rụng, bên thì sưng vù. Khúc xà cừ cứ giật giật rung rung, cong như cái móc ngoặc. Nàng Tí Nà bật cười khanh khách nói rằng: “Bé thế thì chưa cần phải mắc cỡ, nhưng bây giờ ta làm cho nó cương vù rồi đấy, chàng phải thưởng ta đấy nhé!”
Nhà nghèo chẳng còn cái khố, giờ đây cái cọc xà cừ lại cong vòng, biết làm sao mà xáp lại "thưởng" Công Chúa nên Cù Vương lấn cấn. Tí Nà thương hại an ủi Cù Vương: “Em và chàng là duyên nợ. Sự đã rồi chàng đừng ngại. Sh.t happened! Em cũng như chàng chẳng xài đến cái cọc xà cừ ấy bao giờ.”
Phóng tác tặng Sinh Nhật bác Cương Hoài
Một ngày xuân lai láng, Cụt sang làng Đạo Ngai tìm vợ. Cù Vương thương em chỉ sợ em ở truồng vào làng bên ai ai cũng thấy củ thìu bìu bé bỏng của em mình, nên chịu ở truồng để em mang khố đi tìm vợ. Ngày ngày Cù Vương tồng ngồng, ngâm nước đến rốn, vớt ngao, bắt hến mà đổi chác với các thuyền bè qua lại, chẳng khi nào bước lên bờ lúc ban ngày. Lâu ngày cái cọc giữa háng của Cù Vương đóng xà cừ xần xù.
Thời bấy giờ vua Hùng Hổ thứ năm trăm mười tám có nàng công chúa tên là Tí Nà, nhan sắc rùng mình, tuổi đã vài mươi mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền chu du khắp tỉnh Gia Hu mà xem ngao thưởng ghẹ. Vua chiều con, cấp cho một bầy cung nữ để con vui chơi.
Một hôm thuyền Tí Nà trôi ngang làng Củ To Tướng, chợt hứng nàng cặp bến tìm vui. Cù Vương thoáng trông thấy, vừa mắc cỡ vì ở truồng vừa động tấm lòng lợn với nhan sắc Tí Nà làm đám xà cừ đeo giữa háng nứt rạn kêu răng rắc. Cù Vương vội vứt ró vào bụi, chạy lên bãi chui dưới xình, vùi mình lấy bùn phủ lên. Thấy bãi sông rộng rãi lại có bóng cây cút kít toả bóng mát, Tí Nà sai cung nữ giăng màn che để nàng tắm. Nào ngờ Tí Nà lại đứng tắm kỳ cọ ngay chỗ Cù Vương vùi xình rình rập. Dội nước rửa ráy một lúc thì Tí Nà phát hiện một khúc xà cừ nổi lên, sợ chân dẵm phải chẩy máu, nàng vớ cái chày vồ mà khện cho khúc xà cừ chìm xuống bùn. Chẳng thấy xà cừ chìm mà lại thấy Cù Vương bật dậy, mặt nhăn nhó, tay cầm cái oẳn chù dzù, bên thì xà cừ rơi rụng, bên thì sưng vù. Khúc xà cừ cứ giật giật rung rung, cong như cái móc ngoặc. Nàng Tí Nà bật cười khanh khách nói rằng: “Bé thế thì chưa cần phải mắc cỡ, nhưng bây giờ ta làm cho nó cương vù rồi đấy, chàng phải thưởng ta đấy nhé!”
Nhà nghèo chẳng còn cái khố, giờ đây cái cọc xà cừ lại cong vòng, biết làm sao mà xáp lại "thưởng" Công Chúa nên Cù Vương lấn cấn. Tí Nà thương hại an ủi Cù Vương: “Em và chàng là duyên nợ. Sự đã rồi chàng đừng ngại. Sh.t happened! Em cũng như chàng chẳng xài đến cái cọc xà cừ ấy bao giờ.”
Phóng tác tặng Sinh Nhật bác Cương Hoài