DrHate
12-26-2004, 04:17 PM
Post by LaoNgoanDong,
Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.... Đến giờ, ông cũng không đếm được đã có bao nhiêu "chiếc lá diêu bông" đã "bay" qua đời mình" nhưng ông nhấn mạnh: "Tôi là người rất quý trọng tình yêu"...
Tám mươi ba tuổi, một quãng đời dài sống và viết song hành cùng những thăng trầm số phận, hoàn cảnh; Bây giờ, trên chiếc giường nhỏ, vật lộn với thời gian và đôi chân bất lực, nhà thơ Hoàng Cầm vẫn cho tôi cảm giác về một tâm hồn anh minh và sâu lắng, một hoàng hôn Kinh Bắc buổi trời lạnh giá nhưng trữ tình, se sắt và quyến rũ không lẫn vào đâu được.
“Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc, Chiều xưa giẻ quạt voi lồng, Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc, Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…”, những “Đêm Thổ”, “Đêm Kim”, Đêm Mộc”…, những chiếc “Lá diêu bông”, cỗ xe hồng và “Cây tam cúc”… dường như đã nâng sức nhà thơ Hoàng Cầm qua những bước đi số phận, và mới đây, lại dẫn dụ ông trở về với quê hương, với những mối tình của cậu bé trai thưở mười hai tuổi…
Hoàng Cầm - vị thuốc đắng
Nhà thơ Hoàng Cầm.
Thưở ấy, vào ngày đầu xuân 22 tháng 2 năm 1922, lúc miền Kinh Bắc còn xe giá và tưng bừng những lễ hội năm mới, cậu bé Bùi Tằng Việt đã chào đời. Tên của cậu được đặt theo những chữ có trong tên làng quê: xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Mẹ của cậu, một cô “hàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng”, và bố, một ông thầy lang vườn bốc thuốc hay có tiếng có lẽ đã không bao giờ nghĩ rằng, sau này, đứa con trai được đặt tên một cách dân dã ấy, lại có duyên với làng quê, có nợ với thi ca, đã đưa làng quê của cậu lên một tầng cấp mới, với hơi thở đằm sâu về văn hoá, tâm hồn Kinh Bắc mà chỉ những ai thật sự gắn bó với nơi ấy mới có thể viết nên. Bút danh của thi nhân hiện đại cũng được bắt đầu với một cách không giống ai: lấy tên một vị thuốc đắng trong tủ thuốc chữa bệnh của bố - tên vị thuốc ấy là Hoàng Cầm.
Học tiểu học ở quê nhà, năm 1938, cậu bé Bùi Tằng Việt ra Hà Nội học trung học. Từ đây, cậu đã bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho Nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long, người đã viết những vở kịch đầu tiên của nước ta, làm chủ bút với số tiền lương 25 đồng/tháng. 25 đồng lúc ấy to lắm, một bát phở chín ngon nhất Hà Nội bấy giờ cũng mới chỉ có 3 xu. Cậu còn được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt cứ 6 tháng lại tăng lương thêm 5 đồng.
Tuy nhiên, cái “máu” mê làm thơ từ những ngày viết lục bát gửi tặng Chị - nhân vật trữ tình xuyên suốt trong hồn thơ Hoàng Cầm đã khuyến khích ông gửi thơ đăng ở báo Bắc Hà, nơi nhà thơ Thanh Tâm phụ trách. Bên cạnh đó là viết văn, viết kịch, khi tham gia cách mạng thì “kiêm” luôn cả việc thành lập một ban kịch, rồi lại trở thành Đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kịch nói quân đội…
Những cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của Hoàng Cầm tưởng có lẽ rất suôn sẻ và đầy may mắn như thế. Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là con đường gập ghềnh nhiều chông gai, không chỉ tóm gọn trong mấy dòng, nhất là “sự kiện” 1958, khi Hoàng Cầm “uống” phải “vị thuốc đắng” của đời thơ mình: vừa được cử vào Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn.
Từ đấy, cuộc đời văn chương của ông đã mở sang một hướng khác, lặng lẽ hơn, trầm tĩnh hơn, không quan tâm đến chính trị, xã hội nhiều nữa. Và cũng chính lúc cô đơn cùng cực ấy, miền Kinh Bắc đã thực sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều nặng nợ.
Si tình như thuở mới mười hai!
Nói về đời thơ Hoàng Cầm, không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất trong thơ ông. Tuy không còn sức khoẻ thế, mà ông vẫn hóm hỉnh và háo hứng lắm khi nghe tôi hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc ông mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời, và những “cố sự” đã xảy ra trong đời mình đầy run rủi. Ông mơ màng như một cậu bé mười hai tuổi năm nào, lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc, “mê” cô như điếu đổ. Có lẽ, đấy là mối tình đầu đời của Hoàng Cầm, là giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng là vị thuốc đắng khác trong đời khi ông choàng tỉnh giấc, mà dư âm của nó là những vần thơ kỳ lạ.
“…Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành “Lá diêu bông”.
Trong một buổi tối thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: “Đứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng”. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).
Hai mươi lăm năm sau, năm 1954, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm, trong chính căn nhà này (43 phố Lý Quốc Sư), tôi trằn trọc không sao ngủ được. Độ 2, 3 giờ sáng, giữa thinh lặng như thế, chợt tôi nghe cất lên một giọng đọc rất thong thả, rõ ràng: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...”. Bài thơ “Lá diêu bông” ra đời như thế. Nó là những kỷ niệm ăn sâu trong mình rồi bật ra thành thơ, khiến những lúc say sưa viết lại kỷ niệm đó, tôi cứ tưởng có ai đang đọc cho mình chép”…
Cùng với “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc”, “Qua vườn ổi”… tập thơ “Về Kinh Bắc” được viết trong những năm 1959 -1960 tại ngồi nhà lặng lẽ không giao du với ai đã trở thành tác phẩm cốt tuỷ xương sống trong đời thơ Hoàng Cầm.
Sau này, những mối tình Chị - Em vẫn bãng lãng bay lên trong những câu thơ của Hoàng Cầm như một tâm sự thầm kín mà ông hằng níu giữ. Ngay chính những bài thơ thuộc một “dòng” thơ khác, dòng thơ trữ tình Anh - Em, thì cái âm hưởng của những “mối tình diêu bông”, “mối tình tam cúc” vẫn còn phảng phất. Bài thơ mới nhất của ông, được viết vẫn còn chưa ráo mực trong những ngày cuối năm này là bài “Namô Xuân” cũng trở lại hiển hiện một Hoàng Cầm si tình như thế. Si tình ngay cả lúc… namô: “Địa cầu bằng quả táo gầy, Cắn bao giờ chạm ngón tay em cầm”…
Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận phần đời trước của một Hoàng Cầm sôi nổi hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.
Cái huyền thoại về Sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, thì tôi tin lắm lắm là ông đã từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. “Bên kia sông Đuống”, “Đêm liên hoan”, kịch thơ “Kiều Loan”… chính là một trong những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.
Những bóng hồng trong mộng của thi sĩ bây giờ cũng đã chẳng còn như xưa. Chị Vinh - mối tình đầu đẹp nhất của cậu bé trai mười hai tuổi bây giờ chỉ có thể nói về chị bằng một lời ngắn ngủi buồn: “hồng nhan bạc mệnh”. Một người Chị khác, với mối tình “Cây tam cúc” nghe đâu hiện đang ở Thủ Đức, nhưng bà không dám nhận mình đã từng “gọi đôi cây trầu cay má đỏ, kết xe hồng đưa Chị đến quê Em”.
Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai “Kiều Loan”, đã hạ sanh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là một mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ bàn tán, nhất là khi thuở trẻ bà còn là “mối tình si” của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do trắc trở số phận, bây giờ, bà đang sống ở Mỹ.
Còn bà Lê Hoàng Yến, người sau cùng sống với nhà thơ, chính là người đã sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đã 20 năm nay…
To be continued ...
Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.... Đến giờ, ông cũng không đếm được đã có bao nhiêu "chiếc lá diêu bông" đã "bay" qua đời mình" nhưng ông nhấn mạnh: "Tôi là người rất quý trọng tình yêu"...
Tám mươi ba tuổi, một quãng đời dài sống và viết song hành cùng những thăng trầm số phận, hoàn cảnh; Bây giờ, trên chiếc giường nhỏ, vật lộn với thời gian và đôi chân bất lực, nhà thơ Hoàng Cầm vẫn cho tôi cảm giác về một tâm hồn anh minh và sâu lắng, một hoàng hôn Kinh Bắc buổi trời lạnh giá nhưng trữ tình, se sắt và quyến rũ không lẫn vào đâu được.
“Cúi lạy Mẹ con trở về Kinh Bắc, Chiều xưa giẻ quạt voi lồng, Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc, Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông…”, những “Đêm Thổ”, “Đêm Kim”, Đêm Mộc”…, những chiếc “Lá diêu bông”, cỗ xe hồng và “Cây tam cúc”… dường như đã nâng sức nhà thơ Hoàng Cầm qua những bước đi số phận, và mới đây, lại dẫn dụ ông trở về với quê hương, với những mối tình của cậu bé trai thưở mười hai tuổi…
Hoàng Cầm - vị thuốc đắng
Nhà thơ Hoàng Cầm.
Thưở ấy, vào ngày đầu xuân 22 tháng 2 năm 1922, lúc miền Kinh Bắc còn xe giá và tưng bừng những lễ hội năm mới, cậu bé Bùi Tằng Việt đã chào đời. Tên của cậu được đặt theo những chữ có trong tên làng quê: xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Mẹ của cậu, một cô “hàng xén răng đen, cười như mùa thu toả nắng”, và bố, một ông thầy lang vườn bốc thuốc hay có tiếng có lẽ đã không bao giờ nghĩ rằng, sau này, đứa con trai được đặt tên một cách dân dã ấy, lại có duyên với làng quê, có nợ với thi ca, đã đưa làng quê của cậu lên một tầng cấp mới, với hơi thở đằm sâu về văn hoá, tâm hồn Kinh Bắc mà chỉ những ai thật sự gắn bó với nơi ấy mới có thể viết nên. Bút danh của thi nhân hiện đại cũng được bắt đầu với một cách không giống ai: lấy tên một vị thuốc đắng trong tủ thuốc chữa bệnh của bố - tên vị thuốc ấy là Hoàng Cầm.
Học tiểu học ở quê nhà, năm 1938, cậu bé Bùi Tằng Việt ra Hà Nội học trung học. Từ đây, cậu đã bắt đầu cuộc đời văn chương với những tác phẩm dịch phóng tác cho Nhà xuất bản Tân Dân do ông Vũ Đình Long, người đã viết những vở kịch đầu tiên của nước ta, làm chủ bút với số tiền lương 25 đồng/tháng. 25 đồng lúc ấy to lắm, một bát phở chín ngon nhất Hà Nội bấy giờ cũng mới chỉ có 3 xu. Cậu còn được hưởng chế độ ưu đãi đặc biệt cứ 6 tháng lại tăng lương thêm 5 đồng.
Tuy nhiên, cái “máu” mê làm thơ từ những ngày viết lục bát gửi tặng Chị - nhân vật trữ tình xuyên suốt trong hồn thơ Hoàng Cầm đã khuyến khích ông gửi thơ đăng ở báo Bắc Hà, nơi nhà thơ Thanh Tâm phụ trách. Bên cạnh đó là viết văn, viết kịch, khi tham gia cách mạng thì “kiêm” luôn cả việc thành lập một ban kịch, rồi lại trở thành Đoàn trưởng Đoàn văn công Tổng cục Chính trị, Trưởng đoàn kịch nói quân đội…
Những cái mốc trong cuộc đời nghệ thuật của Hoàng Cầm tưởng có lẽ rất suôn sẻ và đầy may mắn như thế. Nhưng nghệ thuật bao giờ cũng là con đường gập ghềnh nhiều chông gai, không chỉ tóm gọn trong mấy dòng, nhất là “sự kiện” 1958, khi Hoàng Cầm “uống” phải “vị thuốc đắng” của đời thơ mình: vừa được cử vào Ban giám đốc Nhà xuất bản Hội Nhà văn một năm, sau đợt học tập đấu tranh chống Nhân văn giai phẩm, ông phải rút khỏi Hội Nhà văn.
Từ đấy, cuộc đời văn chương của ông đã mở sang một hướng khác, lặng lẽ hơn, trầm tĩnh hơn, không quan tâm đến chính trị, xã hội nhiều nữa. Và cũng chính lúc cô đơn cùng cực ấy, miền Kinh Bắc đã thực sự mở cánh cửa đón ông vào lòng như đón một đứa con tha nhân nhiều nặng nợ.
Si tình như thuở mới mười hai!
Nói về đời thơ Hoàng Cầm, không thể không nhắc đến những mối tình lạ lùng nhất trong thơ ông. Tuy không còn sức khoẻ thế, mà ông vẫn hóm hỉnh và háo hứng lắm khi nghe tôi hỏi về cái thuở ban đầu lưu luyến, lúc ông mới bước chân vào văn chương, trường tình, trường đời, và những “cố sự” đã xảy ra trong đời mình đầy run rủi. Ông mơ màng như một cậu bé mười hai tuổi năm nào, lũn cũn theo bước chân của cô gái Kinh Bắc, “mê” cô như điếu đổ. Có lẽ, đấy là mối tình đầu đời của Hoàng Cầm, là giấc mơ ngọt ngào nhưng cũng là vị thuốc đắng khác trong đời khi ông choàng tỉnh giấc, mà dư âm của nó là những vần thơ kỳ lạ.
“…Chị ấy tên là Vinh, bố mất sớm, nhà rất nghèo, chị ở cùng mẹ và một đứa em lên 5 tuổi. Họ cất một gian nhà ở phố để bán hàng kiếm ăn. Suốt từ năm 8 đến 12, 13 tuổi, lúc nào đi theo chị được là tôi đi ngay, không rời nửa bước. Cũng nhờ đi theo chị, tôi mới có những kỷ niệm để sau này trở thành “Lá diêu bông”.
Trong một buổi tối thanh niên, trai gái ở làng tụ họp nhau hát đối, chị vịn lấy vai tôi mà hát. Rồi chị bảo bọn trẻ chúng tôi: “Đứa nào tìm được lá diêu bông, ta sẽ gọi là chồng”. Nghe thấy thế, mặt tôi đỏ lên. Rồi một hôm nắng vàng giời lạnh, buổi chiều tha thẩn ra sân, tôi thấy chị đi ra phía cánh đồng liền cũng đi theo. Giữa đồng, chị một mình mê mải vạch từng cái lá, cành cây như đang tìm cái gì đó. Tôi liền hỏi: Chị Vinh ơi chị tìm cái gì đấy? Chị nhìn tôi đáp lời: ờ chị đi tìm cái lá... (chị nói tên một cái lá gì như là lá thuốc).
Hai mươi lăm năm sau, năm 1954, sau khi trở về Hà Nội mấy năm, một đêm, trong chính căn nhà này (43 phố Lý Quốc Sư), tôi trằn trọc không sao ngủ được. Độ 2, 3 giờ sáng, giữa thinh lặng như thế, chợt tôi nghe cất lên một giọng đọc rất thong thả, rõ ràng: “Váy Đình Bảng buông chùng cửa võng...”. Bài thơ “Lá diêu bông” ra đời như thế. Nó là những kỷ niệm ăn sâu trong mình rồi bật ra thành thơ, khiến những lúc say sưa viết lại kỷ niệm đó, tôi cứ tưởng có ai đang đọc cho mình chép”…
Cùng với “Lá diêu bông”, “Cây tam cúc”, “Qua vườn ổi”… tập thơ “Về Kinh Bắc” được viết trong những năm 1959 -1960 tại ngồi nhà lặng lẽ không giao du với ai đã trở thành tác phẩm cốt tuỷ xương sống trong đời thơ Hoàng Cầm.
Sau này, những mối tình Chị - Em vẫn bãng lãng bay lên trong những câu thơ của Hoàng Cầm như một tâm sự thầm kín mà ông hằng níu giữ. Ngay chính những bài thơ thuộc một “dòng” thơ khác, dòng thơ trữ tình Anh - Em, thì cái âm hưởng của những “mối tình diêu bông”, “mối tình tam cúc” vẫn còn phảng phất. Bài thơ mới nhất của ông, được viết vẫn còn chưa ráo mực trong những ngày cuối năm này là bài “Namô Xuân” cũng trở lại hiển hiện một Hoàng Cầm si tình như thế. Si tình ngay cả lúc… namô: “Địa cầu bằng quả táo gầy, Cắn bao giờ chạm ngón tay em cầm”…
Tuy nhiên, nói như vậy, không có nghĩa là phủ nhận phần đời trước của một Hoàng Cầm sôi nổi hăng say tham gia hoạt động cách mạng. Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn phải thừa nhận, ông là một trong những nhà thơ xuất sắc nhất của kháng chiến chống Pháp.
Cái huyền thoại về Sông Đuống “nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” có thể là không có thật với bất kỳ ai, nhưng với Hoàng Cầm, người mà mỗi bài thơ đều như được phát tích từ một huyền tưởng cổ tích, thì tôi tin lắm lắm là ông đã từng thấy sông Đuống nằm nghiêng thật, trong tâm khảm của ông. “Bên kia sông Đuống”, “Đêm liên hoan”, kịch thơ “Kiều Loan”… chính là một trong những thành công vang dội nhất của Hoàng Cầm thời chống Pháp.
Những bóng hồng trong mộng của thi sĩ bây giờ cũng đã chẳng còn như xưa. Chị Vinh - mối tình đầu đẹp nhất của cậu bé trai mười hai tuổi bây giờ chỉ có thể nói về chị bằng một lời ngắn ngủi buồn: “hồng nhan bạc mệnh”. Một người Chị khác, với mối tình “Cây tam cúc” nghe đâu hiện đang ở Thủ Đức, nhưng bà không dám nhận mình đã từng “gọi đôi cây trầu cay má đỏ, kết xe hồng đưa Chị đến quê Em”.
Người vợ thứ hai của ông, bà Tuyết Khanh, người vào vai “Kiều Loan”, đã hạ sanh cho ông một nàng tố nữ đặt tên nhân vật vở kịch để kỷ niệm, cũng là một mối tình lớn mà những thi sĩ cùng thời thường hay trầm trồ bàn tán, nhất là khi thuở trẻ bà còn là “mối tình si” của nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Do trắc trở số phận, bây giờ, bà đang sống ở Mỹ.
Còn bà Lê Hoàng Yến, người sau cùng sống với nhà thơ, chính là người đã sống với ông lâu nhất. Nhưng bà mất cũng đã 20 năm nay…
To be continued ...