tieunam
06-05-2005, 08:55 PM
Vụ Cưỡng hiếp Đài Nam-Những thông tin cơ bản
Lao Động Nữ
04/046/2005
Để giúp người đọc nắm được thông tin một cách nhanh chóng, chúng tôi xin tóm tắt những thông tin cơ bản xung quanh sự kiện 50 lao động nữ Việt Nam bị hai người chủ Đài Loan cưỡng hiếp (vụ Cưỡng Hiếp Đài Nam)
CON SỐ
Lao động nước ngoài tại Đài Loan: hơn 300. 000 người
Lao động Việt Nam tại Đài Loan: 93.000 người
Số lao động Việt Nam làm oshin: 74.000 tập trung đông nhất tại Đài Bắc và Đào Viên.
Số nạn nhân trong vụ Cưỡng hiếp Đài Nam:
· Cảnh sát Đài Loan: 50 người.
· Báo Lao Động: 7 người.
NHÂN VẬT CHÍNH
Ông Hồng Khánh Chương (74 tuổi) và Hồng Minh Dụ (con trai, 48 tuổi): chủ Công ty môi giới nhân lực Trung Hữu. Bị tố cáo xâm hại tình dục khoảng hơn 50 lao động nữ Việt Nam khi họ đang trong thời gian chờ được đưa đến nhà chủ.
Các nạn nhân: Khoảng 50 lao động, được Công ty Trung Hữu tuyển làm người ở đợ cho các gia đình Đài Loan. Cho đến ngày 31.5, có 7 nạn nhân đâm đơn tố cáo, gồm 6 lao động của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long, 1 lao động của công ty Xuất nhập khẩu Hải Dương. 4 người đang ở tại nhà thờ của linh mục Nguyễn Văn Hùng, 2 người đang làm việc tại Đài Loan, 1 người đã về nước.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng: Văn phòng Giúp đỡ Công nhân Lao động và Cô dâu Đài Loan Giáo hội Công giáo thuộc Giáo phận Tân Trúc, Đài Loan. Linh mục Hùng là người đã che chở các nạn nhân của vụ hiếp dâm, đồng thời giúp họ khởi kiện. Bị Cục Quản lý lao động ngoài nước (Việt Nam) ám chỉ là “phần tử xấu trong nhà thờ”.
Quỹ Hỗ trợ Pháp luật Đài Bắc: tổ chức đã giúp các nạn nhân tố cáo tội ác của ông Hồng Khánh Chương và Hồng Minh Dụ. Tổ chức cuộc họp báo ngày 18 tháng 5 với 4 nạn nhân. Cáo giác ông Trần Đông Huy, Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam là cản trở các nạn nhân tố cáo vụ hiếp dâm.
Ban Quản lý Lao động Việt Nam: cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề lao động xuất khẩu của Việt Nam tại Đài Loan.
Ông Trần Đông Huy: Trưởng Ban Quản lý Lao Động Việt Nam tại Đài Loan. Bị báo chí và truyền hình Đài Loan cáo giác là đã thúc ép các nạn nhân không được kiện, chỉ nhận tiền bồi thường.
Văn phòng Đại diện Kinh tế - Văn hóa Việt Nam: cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của Việt Nam tại Đài Loan (không có Đại sứ quán). Bị nghị sĩ quốc hội Lôi Sảnh (Quốc Dân đảng), Quỹ Hỗ trợ Pháp luật, các đoàn thể lao động và phụ nữ của Đài Loan chỉ trích không chăm lo đồng bào mình, uy hiếp người bị hại để họ im lặng, và bị nghi ngờ “phải chăng Văn phòng Việt Nam có móc ngoặc lợi ích ở đây”.
DIỄN BIẾN VỤ CƯỠNG HIẾP ĐÀI NAM
Vào tháng 2/2005, khi biết chuyện cưỡng dâm có thể bị bại lộ, ông Hồng Minh Dụ đã trả dần lao động nữ Việt Nam về nước để bịt đầu mối. Một người liên hệ được với Linh mục Nguyễn Văn Hùng và đã được giúp đỡ.
Khi ông Hồng định trả lao động nữ khác thì gặp phải sự chống đối của người này. Ông ta đã đưa người này đến đồn cảnh sát. Cảnh sát đã cho cô này goi điện đến LM Hùng. Nạn nhân này đã được LM can thiệp để đưa về nơi trú ngụ an toàn. Sau đó, ông Hồng gặp các nạn nhân và đe dọa họ, buộc họ phải im lặng.
Tiếp đó, có hai nạn nhân đã liên lạc với LM Hùng. LM Hùng đã tổ chức xuống Đài Nam, đưa về hai người về một nơi an toàn. Có vài nạn nhân sau khi về nước đã viết thư đề nghị giúp LM Hùng đưa vụ án ra tòa.
Ngày 18-5
Quỹ hỗ trợ pháp luật, Trung tâm Thiên Chúa giáo chăm sóc linh hồn người nước ngoài và Hiệp hội lao động quốc tế Đài Loan tổ chức họp báo. Các nạn nhân giúp việc nữ người Việt đã trình bày lại chuyện tủi hổ bị bố con môi giới liên tiếp làm nhục.
Ngày 19-5
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước có công văn yêu cầu Ban quản lý lao động VN tại Đài Loan khẩn trương làm việc với các cơ quan hữu quan của bạn để làm rõ vụ việc, bảo vệ quyền lợi người lao động.
Ngày 20-5
Cục QLLĐNN có công văn gửi và yêu cầu Tổng công ty Thủy sản Hạ Long cử cán bộ sang Đài Loan xác minh thông tin về số lao động của mình và cùng phối hợp với Ban quản lý lao động VN giải quyết vụ việc.
Ngày 27-5
Bộ LĐ-TB&XH mới có công văn yêu cầu Văn phòng Kinh tế văn hóa VN tại Đài Bắc can thiệp giúp đỡ
Ngày 31-5
Sáng: nghị sĩ quốc hội Lôi Sảnh (Quốc Dân đảng), Quỹ hỗ trợ pháp luật, các đoàn thể lao động và phụ nữ kháng nghị Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam không chăm lo đến đồng bào của mình, lại còn uy hiếp người bị hại phải “ngậm miệng”, thi hành bạo lực ngôn ngữ và tinh thần đối với người bị hại, đồng thời đặc biệt nghi ngờ “phải chăng Văn phòng Việt Nam có móc ngoặc lợi ích ở đây”.
Trưa: ông Nguyễn Thanh Hòa - Cục trưởng Cục QLLĐNN - đã gặp gỡ đại diện một số cơ quan báo chí tại Hà Nội để thông tin thêm về vụ lao động nữ VN bị hãm hại tại Đài Loan cũng như hướng giải quyết của các cơ quan liên quan
Chiều: Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội, ông Nguyễn Lương Trào, làm việc với Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội để thông báo ý kiến của phía VN đối với vụ việc này.
Ngày 1-6: Hai công nhân nước ngoài người Việt Nam đã kết tội các nhân viên đại diện cho Việt Nam tại Đài bắc ép buộc các cô và các chị em gái của cô hủy bỏ đơn kiện công ty môi giới việc làm cho họ. Công ty này đã bị họ tố cáo về các hành động xâm phạm tình dục. Một cô cho biết “Một nhân viên của văn phòng tên là Trần Đông Huy đã đến chỗ tôi, yêu cầu tôi rút đơn kiện và không cung cấp các bằng chứng cho tòa. Ông Huy bảo rằng chúng tôi có thể nhận được tiền bồi thường nếu như chúng tôi sẵn lòng thỏa thuận sẽ rút đơn kiện với những kẻ phạm tội”. Ông Huy phủ nhận chuyến viếng thăm này.
LỜI KỂ CỦA NẠN NHÂN
Qua cuộc tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ ngày 27/5 tại Nhà thờ của Linh mục Nguyễn Văn Hùng (Đào Viên)
* Chị Loan, quê Nam Định: Chị qua ĐL hơn một năm rưỡi, thông qua Công ty cảng cá Hạ Long (!?). Sau khi đến ĐL, tên Hồng đưa chị về nhà chủ. Ở đây được 12 ngày thì tên Hồng đón chị về nhà. Sau đó y đưa chị lên rừng làm rẫy cho bố của y, làm suốt năm ngày.
“Đêm 23-5 nó cưỡng ép tôi nhiều lần nhưng tôi đã chống cự quyết liệt. Sang ngày hôm sau, nó liên tục đánh đập tôi. Nó là con thú chứ chẳng phải con người...” - giọng chị Loan run lên...
* Chị Hoa, quê Thanh Hóa: “Khi nó cưỡng hiếp tôi xong thì tôi bị nôn đầy nhà. Sau đó nó lại bắt tôi phải bóp chân cho nó, rồi nó nổi cơn lên lại đánh và lại đòi cưỡng hiếp tôi...”.
Chị Hoa kể tiếp: “Tôi đi Công ty Lao động xuất khẩu Thừa Thiên - Huế (!?), qua được một tuần thì ở nhà riêng của tên Hồng vì công ty môi giới không cho ở công ty. Chúng tôi mới sang không biết tiếng, chẳng quen biết ai nên đi đâu làm gì cũng sợ lắm. Tên Hồng thì cứ dọa đuổi về VN rồi đánh bằng gậy sắt cứng (tên Hồng chân yếu nên phải di chuyển bằng nạng sắt - NV). Nó giật hết nút áo, xé áo xé quần...”.
Loan bảo ở nhà tên Hồng một tuần thì hầu như ngày nào cũng bị nó cưỡng hiếp. Sau đó chị được đưa đến một nhà chủ làm được hai tháng thì tên Hồng và người phiên dịch tên Linh lại đến lôi đi nói là mua vé máy bay và cho tiền đưa về VN, nhưng chủ nhà là người tốt, không cho đi.
* Chị Hạnh, quê Tuyên Quang: Ngày 7-5-2005 khi đang làm việc ở nhà chủ, tên Hồng lên đón chị về nhà riêng nói là chuyển chủ tốt hơn nhưng ngay đêm đó y đã cưỡng hiếp chị. Rồi ngày hôm sau y lại cưỡng hiếp tiếp. Sau đó y mới cho chị đến một chủ nhà mới...
* Chị Hoa: Từ ngày 18-1 đến 24-4 chị bị dắt đến chín chủ nhà khác nhau nhưng chẳng ở với chủ nào được... Khi gặp các chị em đi làm ở Công ty Trung Hữu, mấy chị đều cho biết đã bị tên Hồng cưỡng hiếp hoặc hành hạ, “nó nói không ngủ với nó thì sẽ không giới thiệu tìm công ăn việc làm”.
“Không phải một mình tôi đâu, nhiều người cũng bị như tôi mà chẳng dám nói...”. Chị kể tiếp một buổi chiều khi đang ở nhà của tên Hồng, y đưa cho chị xem một cuốn sổ trong đó đã có hai người VN viết: “Tôi sang ĐL mong ông Hồng giúp đỡ, ông muốn làm gì thì làm” và y cũng yêu cầu chị viết như thế, chị không viết thì liền bị y lao vào đánh đập.
Trong buổi tối đó y đã hiếp chị hai lần. Chị van xin và vùng vẫy nhưng hắn cũng không tha, đến khi chị gần như ngất xỉu thì hắn mới thôi. Lúc được đưa đến một bệnh viện để chăm sóc một ông già, chị mới gặp một người VN và liên lạc được với cha Hùng...
NHỮNG ĐIỀU CẦN TIẾP TỤC TÌM HIỂU
1. Địa vị pháp lý của các nạn nhân trong thời gian diễn ra vụ kiện này.
2. VN có thoả ước nào với ĐL để bảo vệ người LĐ nói chung và LĐ nữ nói riêng, nhất là LĐ nữ đi làm osin trong khi xuất khẩu hàng trăm ngàn người sang ĐL. Các văn bản pháp luật liên quan đến người lao động Việt Nam tại Đài Loan, tình trạng XKLĐ
3. Tình trạng hiện tại của vụ kiện do mục sư Hùng đứng đầu
4. Thái độ của phía VN với vụ kiện mà Văn phòng của mục sư Hùng đứng tên, trước đây, hiện nay và trong tương lai.
5. Phía cơ quan đại diện có ủng hộ, giúp đỡ hay đứng ra tổ chức một vụ kiện độc lập hay không.
6. Các biện pháp mà phía Đài Loan đề nghị để cải thiện tình hình người lao động Việt Nam tại Đài Loan.
Lao Động Nữ
04/046/2005
Để giúp người đọc nắm được thông tin một cách nhanh chóng, chúng tôi xin tóm tắt những thông tin cơ bản xung quanh sự kiện 50 lao động nữ Việt Nam bị hai người chủ Đài Loan cưỡng hiếp (vụ Cưỡng Hiếp Đài Nam)
CON SỐ
Lao động nước ngoài tại Đài Loan: hơn 300. 000 người
Lao động Việt Nam tại Đài Loan: 93.000 người
Số lao động Việt Nam làm oshin: 74.000 tập trung đông nhất tại Đài Bắc và Đào Viên.
Số nạn nhân trong vụ Cưỡng hiếp Đài Nam:
· Cảnh sát Đài Loan: 50 người.
· Báo Lao Động: 7 người.
NHÂN VẬT CHÍNH
Ông Hồng Khánh Chương (74 tuổi) và Hồng Minh Dụ (con trai, 48 tuổi): chủ Công ty môi giới nhân lực Trung Hữu. Bị tố cáo xâm hại tình dục khoảng hơn 50 lao động nữ Việt Nam khi họ đang trong thời gian chờ được đưa đến nhà chủ.
Các nạn nhân: Khoảng 50 lao động, được Công ty Trung Hữu tuyển làm người ở đợ cho các gia đình Đài Loan. Cho đến ngày 31.5, có 7 nạn nhân đâm đơn tố cáo, gồm 6 lao động của Tổng công ty Thuỷ sản Hạ Long, 1 lao động của công ty Xuất nhập khẩu Hải Dương. 4 người đang ở tại nhà thờ của linh mục Nguyễn Văn Hùng, 2 người đang làm việc tại Đài Loan, 1 người đã về nước.
Linh mục Nguyễn Văn Hùng: Văn phòng Giúp đỡ Công nhân Lao động và Cô dâu Đài Loan Giáo hội Công giáo thuộc Giáo phận Tân Trúc, Đài Loan. Linh mục Hùng là người đã che chở các nạn nhân của vụ hiếp dâm, đồng thời giúp họ khởi kiện. Bị Cục Quản lý lao động ngoài nước (Việt Nam) ám chỉ là “phần tử xấu trong nhà thờ”.
Quỹ Hỗ trợ Pháp luật Đài Bắc: tổ chức đã giúp các nạn nhân tố cáo tội ác của ông Hồng Khánh Chương và Hồng Minh Dụ. Tổ chức cuộc họp báo ngày 18 tháng 5 với 4 nạn nhân. Cáo giác ông Trần Đông Huy, Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam là cản trở các nạn nhân tố cáo vụ hiếp dâm.
Ban Quản lý Lao động Việt Nam: cơ quan chịu trách nhiệm trực tiếp về vấn đề lao động xuất khẩu của Việt Nam tại Đài Loan.
Ông Trần Đông Huy: Trưởng Ban Quản lý Lao Động Việt Nam tại Đài Loan. Bị báo chí và truyền hình Đài Loan cáo giác là đã thúc ép các nạn nhân không được kiện, chỉ nhận tiền bồi thường.
Văn phòng Đại diện Kinh tế - Văn hóa Việt Nam: cơ quan đại diện ngoại giao cao nhất của Việt Nam tại Đài Loan (không có Đại sứ quán). Bị nghị sĩ quốc hội Lôi Sảnh (Quốc Dân đảng), Quỹ Hỗ trợ Pháp luật, các đoàn thể lao động và phụ nữ của Đài Loan chỉ trích không chăm lo đồng bào mình, uy hiếp người bị hại để họ im lặng, và bị nghi ngờ “phải chăng Văn phòng Việt Nam có móc ngoặc lợi ích ở đây”.
DIỄN BIẾN VỤ CƯỠNG HIẾP ĐÀI NAM
Vào tháng 2/2005, khi biết chuyện cưỡng dâm có thể bị bại lộ, ông Hồng Minh Dụ đã trả dần lao động nữ Việt Nam về nước để bịt đầu mối. Một người liên hệ được với Linh mục Nguyễn Văn Hùng và đã được giúp đỡ.
Khi ông Hồng định trả lao động nữ khác thì gặp phải sự chống đối của người này. Ông ta đã đưa người này đến đồn cảnh sát. Cảnh sát đã cho cô này goi điện đến LM Hùng. Nạn nhân này đã được LM can thiệp để đưa về nơi trú ngụ an toàn. Sau đó, ông Hồng gặp các nạn nhân và đe dọa họ, buộc họ phải im lặng.
Tiếp đó, có hai nạn nhân đã liên lạc với LM Hùng. LM Hùng đã tổ chức xuống Đài Nam, đưa về hai người về một nơi an toàn. Có vài nạn nhân sau khi về nước đã viết thư đề nghị giúp LM Hùng đưa vụ án ra tòa.
Ngày 18-5
Quỹ hỗ trợ pháp luật, Trung tâm Thiên Chúa giáo chăm sóc linh hồn người nước ngoài và Hiệp hội lao động quốc tế Đài Loan tổ chức họp báo. Các nạn nhân giúp việc nữ người Việt đã trình bày lại chuyện tủi hổ bị bố con môi giới liên tiếp làm nhục.
Ngày 19-5
Cục Quản lý Lao động Ngoài nước có công văn yêu cầu Ban quản lý lao động VN tại Đài Loan khẩn trương làm việc với các cơ quan hữu quan của bạn để làm rõ vụ việc, bảo vệ quyền lợi người lao động.
Ngày 20-5
Cục QLLĐNN có công văn gửi và yêu cầu Tổng công ty Thủy sản Hạ Long cử cán bộ sang Đài Loan xác minh thông tin về số lao động của mình và cùng phối hợp với Ban quản lý lao động VN giải quyết vụ việc.
Ngày 27-5
Bộ LĐ-TB&XH mới có công văn yêu cầu Văn phòng Kinh tế văn hóa VN tại Đài Bắc can thiệp giúp đỡ
Ngày 31-5
Sáng: nghị sĩ quốc hội Lôi Sảnh (Quốc Dân đảng), Quỹ hỗ trợ pháp luật, các đoàn thể lao động và phụ nữ kháng nghị Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Việt Nam không chăm lo đến đồng bào của mình, lại còn uy hiếp người bị hại phải “ngậm miệng”, thi hành bạo lực ngôn ngữ và tinh thần đối với người bị hại, đồng thời đặc biệt nghi ngờ “phải chăng Văn phòng Việt Nam có móc ngoặc lợi ích ở đây”.
Trưa: ông Nguyễn Thanh Hòa - Cục trưởng Cục QLLĐNN - đã gặp gỡ đại diện một số cơ quan báo chí tại Hà Nội để thông tin thêm về vụ lao động nữ VN bị hãm hại tại Đài Loan cũng như hướng giải quyết của các cơ quan liên quan
Chiều: Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh-Xã hội, ông Nguyễn Lương Trào, làm việc với Chủ nhiệm Văn phòng Kinh tế-Văn hóa Đài Bắc tại Hà Nội để thông báo ý kiến của phía VN đối với vụ việc này.
Ngày 1-6: Hai công nhân nước ngoài người Việt Nam đã kết tội các nhân viên đại diện cho Việt Nam tại Đài bắc ép buộc các cô và các chị em gái của cô hủy bỏ đơn kiện công ty môi giới việc làm cho họ. Công ty này đã bị họ tố cáo về các hành động xâm phạm tình dục. Một cô cho biết “Một nhân viên của văn phòng tên là Trần Đông Huy đã đến chỗ tôi, yêu cầu tôi rút đơn kiện và không cung cấp các bằng chứng cho tòa. Ông Huy bảo rằng chúng tôi có thể nhận được tiền bồi thường nếu như chúng tôi sẵn lòng thỏa thuận sẽ rút đơn kiện với những kẻ phạm tội”. Ông Huy phủ nhận chuyến viếng thăm này.
LỜI KỂ CỦA NẠN NHÂN
Qua cuộc tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ ngày 27/5 tại Nhà thờ của Linh mục Nguyễn Văn Hùng (Đào Viên)
* Chị Loan, quê Nam Định: Chị qua ĐL hơn một năm rưỡi, thông qua Công ty cảng cá Hạ Long (!?). Sau khi đến ĐL, tên Hồng đưa chị về nhà chủ. Ở đây được 12 ngày thì tên Hồng đón chị về nhà. Sau đó y đưa chị lên rừng làm rẫy cho bố của y, làm suốt năm ngày.
“Đêm 23-5 nó cưỡng ép tôi nhiều lần nhưng tôi đã chống cự quyết liệt. Sang ngày hôm sau, nó liên tục đánh đập tôi. Nó là con thú chứ chẳng phải con người...” - giọng chị Loan run lên...
* Chị Hoa, quê Thanh Hóa: “Khi nó cưỡng hiếp tôi xong thì tôi bị nôn đầy nhà. Sau đó nó lại bắt tôi phải bóp chân cho nó, rồi nó nổi cơn lên lại đánh và lại đòi cưỡng hiếp tôi...”.
Chị Hoa kể tiếp: “Tôi đi Công ty Lao động xuất khẩu Thừa Thiên - Huế (!?), qua được một tuần thì ở nhà riêng của tên Hồng vì công ty môi giới không cho ở công ty. Chúng tôi mới sang không biết tiếng, chẳng quen biết ai nên đi đâu làm gì cũng sợ lắm. Tên Hồng thì cứ dọa đuổi về VN rồi đánh bằng gậy sắt cứng (tên Hồng chân yếu nên phải di chuyển bằng nạng sắt - NV). Nó giật hết nút áo, xé áo xé quần...”.
Loan bảo ở nhà tên Hồng một tuần thì hầu như ngày nào cũng bị nó cưỡng hiếp. Sau đó chị được đưa đến một nhà chủ làm được hai tháng thì tên Hồng và người phiên dịch tên Linh lại đến lôi đi nói là mua vé máy bay và cho tiền đưa về VN, nhưng chủ nhà là người tốt, không cho đi.
* Chị Hạnh, quê Tuyên Quang: Ngày 7-5-2005 khi đang làm việc ở nhà chủ, tên Hồng lên đón chị về nhà riêng nói là chuyển chủ tốt hơn nhưng ngay đêm đó y đã cưỡng hiếp chị. Rồi ngày hôm sau y lại cưỡng hiếp tiếp. Sau đó y mới cho chị đến một chủ nhà mới...
* Chị Hoa: Từ ngày 18-1 đến 24-4 chị bị dắt đến chín chủ nhà khác nhau nhưng chẳng ở với chủ nào được... Khi gặp các chị em đi làm ở Công ty Trung Hữu, mấy chị đều cho biết đã bị tên Hồng cưỡng hiếp hoặc hành hạ, “nó nói không ngủ với nó thì sẽ không giới thiệu tìm công ăn việc làm”.
“Không phải một mình tôi đâu, nhiều người cũng bị như tôi mà chẳng dám nói...”. Chị kể tiếp một buổi chiều khi đang ở nhà của tên Hồng, y đưa cho chị xem một cuốn sổ trong đó đã có hai người VN viết: “Tôi sang ĐL mong ông Hồng giúp đỡ, ông muốn làm gì thì làm” và y cũng yêu cầu chị viết như thế, chị không viết thì liền bị y lao vào đánh đập.
Trong buổi tối đó y đã hiếp chị hai lần. Chị van xin và vùng vẫy nhưng hắn cũng không tha, đến khi chị gần như ngất xỉu thì hắn mới thôi. Lúc được đưa đến một bệnh viện để chăm sóc một ông già, chị mới gặp một người VN và liên lạc được với cha Hùng...
NHỮNG ĐIỀU CẦN TIẾP TỤC TÌM HIỂU
1. Địa vị pháp lý của các nạn nhân trong thời gian diễn ra vụ kiện này.
2. VN có thoả ước nào với ĐL để bảo vệ người LĐ nói chung và LĐ nữ nói riêng, nhất là LĐ nữ đi làm osin trong khi xuất khẩu hàng trăm ngàn người sang ĐL. Các văn bản pháp luật liên quan đến người lao động Việt Nam tại Đài Loan, tình trạng XKLĐ
3. Tình trạng hiện tại của vụ kiện do mục sư Hùng đứng đầu
4. Thái độ của phía VN với vụ kiện mà Văn phòng của mục sư Hùng đứng tên, trước đây, hiện nay và trong tương lai.
5. Phía cơ quan đại diện có ủng hộ, giúp đỡ hay đứng ra tổ chức một vụ kiện độc lập hay không.
6. Các biện pháp mà phía Đài Loan đề nghị để cải thiện tình hình người lao động Việt Nam tại Đài Loan.