tieunam
06-13-2005, 09:35 PM
RFA 2005.06.13 - Nguyễn An, phóng viên đài RFA
Tệ buôn người ở Việt Nam được mô tả là trầm trọng và diễn ra trên toàn quốc, theo phúc trình mới được công bố của phân khoa thâm cứu quốc tế của Trường đại học John Hopkins tại Washington D.C.
Bản phúc trình này đã tổng hợp gần 100 bài viết và công trình nghiên cứu trong năm năm qua của nhiều tác giả và tổ chức quốc tế. Nguyễn An tóm lược những nét chính của phúc trình, và cùng trình bày với Thy Nga.
Trước hết, phúc trình nói rằng Việt Nam là đầu mối của các đường dây buôn người đến các nước Cambodia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Úc, Đài Loan, Macao, Miến điện và Hồng Kông ở Á châu và cả Hoa Kỳ, Canada và Âu châu nữa.
Một cách cụ thể, trong khi các đường dây buôn người sang Trung Quốc bắt nguồn từ miền Bắc, thì các đường dây buôn người sang các nước Đông Nam Á bắt nguồn từ miền Nam.
Nguồn cung cấp dồi dào
Riêng với xứ Chùa Tháp, thì Việt Nam là có thể coi là một nguồn cung cấp dồi dào cho các xóm đèn đỏ nổi tiếng như Kiri Vong ở Phnom Din hay Borei Cholsa ở tỉnh biên giới Takeo. Cũng phải nói thêm là các đường dây buôn người ở Việt Nam không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của nước ngoài, mà cả ở trong nội địa nữa.
Những đường dây buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em để cung ứng cho các ổ mãi dâm trong vùng Đông Nam Á thật ra là một thành phần của một mạng lưới tội ác có tổ chức, bao trùm toàn vùng. Hoạt động của mạng lưới này không chỉ giới hạn trong lãnh vực mãi dâm, mà cả trong lao động cưỡng ép, ăn xin và hôn nhân giả nữa.
Theo nhận định của một chuyên gia Úc là ông Ron Corben, thì tệ lạm dụng tình dục trẻ em trước kia rất phổ biến tại Thái Lan và Cambodia, nhưng sau đó, dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, hai nước này đã tăng cường kiểm soát và phòng ngừa. Kết quả là những tay bịnh hoạn thích làm tình với trẻ em nay đã chuyển hướng sang Việt Nam.
Nô lệ của thời đại ngày nay
Về việc phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc làm vợ, thì ít ra có hai nguyên nhân hỗ trợ cho nhau, thứ nhất là tình trạng thiếu phụ nữ tại Trung Quốc, và thứ hai là tình trạng nam thiếu nữ thừa tại Việt Nam.
Mới đây, ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice tuyên bố rằng mỗi năm, số người bị buôn từ nước này sang nước khác trên phạm vi toàn thế giới có thể lên đến 800 ngàn, và buôn người phải được coi là tệ nô lệ của thời đại ngày nay.
Riêng trong vùng Đông Nam Á, thì mỗi năm có trên 200 ngàn phụ nữ và trẻ em rơi vào tay bọn buôn người, trong đó khoảng 60% được đưa tới các thành phố lớn trong vùng. Riêng đối với các phụ nữ Việt Nam bị rơi vào tay bọn buôn người, thì những ai bị đưa sang Thái Lan và Cambodia sẽ rơi vào kỹ nghệ mãi dâm, còn những người sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông hay Ma Cao thì có thể là để lấy chồng, làm việc nhà, chỉ một phần lọt vào tay các chủ chứa.
Tại Campuchia, gái mãi dâm Việt Nam được ưa chuộng vì có màu da sáng hơn người bản xứ. Trong khu đèn đỏ Svay Pak ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh chẳng hạn, hầu hết gái mãi dâm là người Việt, trong đó có khá nhiều trẻ em.
Hoàn cảnh nghèo đói
Hoàn cảnh chung của những phụ nữ Việt Nam này là nghèo đói, thường ở vùng quê. Họ chấp nhận sang xứ Chùa Tháp vì được hứa hẹn là sẽ được thâu nhận để bán quán với lương cao và đời sống nhàn nhã. Đến khi biết ra sự thật, thì họ đã ở trong cảnh gần như tù ngục rồi.
Điều đáng buồn hơn cho những phụ nữ này là có khi họ được cứu thoát khỏi tay của bọn chủ chứa, thì lại bị ra toà và phạt tù về tội nhập cảnh bất hợp pháp trước khi bị trục xúât về lại Việt Nam.
Chuyện này đã xảy ra vài lần hồi các năm 2002 và 2003, và Liên Hiệp quốc đã phải lên tiếng. Thảm cảnh không phải chỉ xảy ra ở xứ Chùa Tháp, mà còn ở cả Thái lan, khi phụ nữ Việt Nam bị đưa đến đó thông qua Cambodia, như lời kể của một nạn nhân, cô Trưong thị Ái Vi mà một phái viên của ban Việt ngữ có cơ hội hỏi chuyện như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ngày càng tăng
Theo các số liệu thống kê thu lượm được tại hai tỉnh biên giới là An giang ở miền Nam và Quảng Ninh ở miền Bắc, thì tệ nạn buôn phụ nữ trẻ em qua biên giới ngày càng tăng. Không chỉ ở hai tỉnh ấy, các tỉnh khác, như Bắc Ninh chẳng hạn cũng thấy khá nhiều phụ nữ nghe theo lời đường mật của bọn buôn người.
Cách thuyết phục thông thường của chúng là ở Trung Quốc có nhiều việc làm nhàn hạ và lương cao, nhưng sau cùng, thì những phụ nữ cả tin đều sa chân vào những hang ổ buôn người.
Tình hình ở Đài Loan cũng tương tự: Vào cuối năm 2003, công an thành phố Hồ Chí Minh đã phá vỡ một đường dây bao gồm đến 23 người, rù quyến khoảng 100 thiếu nữ hầu hết dưới 18 tuổi sang Đài Loan để lấy chồng, nhưng thực tế là đưa họ vào các ổ mãi dâm.
Mới tháng rồi, cảnh sát Đài Loan đã khám phá ra một đường dây làm đám cưới giả cho một số phụ nữ Việt Nam, nhưng rồi sau đó đưa họ vào nhà chứa. Mời quý thính giả nghe tâm sự đau đớn ấy của một thiếu nữ Việt Nam may mắn được cứu thoát sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bằng nhiều hình thức
Cũng năm 2003, cảnh sát Canada khám phá ra một đường dây đưa phụ nữ từ Á châu, trong đó có Việt Nam, sang làm điếm hoặc làm nghề massage tại Vancouver. Những thiếu nữ này thường xuất ngoại với hộ chiếu du lịch hay du học. Trước đó một năm, cảnh sát Ba lan phá vỡ một đường dây đưa phụ nữ Việt sang Đức cũng với mục đích tương tự.
Không chỉ rơi vào các ổ mãi dâm, phụ nữ Việt Nam còn bị bọn buôn người đưa sang Trung Quốc và Đài Loan để làm vợ hay làm việc nhà trong những điều kiện lao động gian khổ chẳng khác gì nô lệ. Theo số liệu của các chính phủ Việt Nam và Đài Loan, thì số cô dâu Việt Nam được đưa sang đảo quốc có thể lên đến từ 40 đến 60 ngàn.
Một trong những cách để bọn buôn người chiêu dụ phụ nữ Việt Nam là thông qua mạng lưới Internet. Bọn chúng có khi trắng trợn dùng cả trang E-bay để rao bán phụ nữ Việt như chuyện xảy ra hồi năm ngoái. Sau đó, một tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan có tên là “Sáng hội cứu giúp phụ nữ” đã đệ đơn kiện cả người đang quảng cáo lẫn công ty E-bay.
Hành nghề từ khi còn nhỏ
Một vấn đề rất đáng quan tâm ở Việt Nam là các thiếu nữ làm nghề mãi dâm thường bắt đầu hành nghề từ khi còn nhỏ, và càng ngày càng nhỏ hơn: Thống kê cho thấy là vào năm 1998, chỉ có khoảng 8% gái mãi dâm là trong độ tuổi vị thành niên, nhưng qua đến năm 2003, thì tỷ lệ đó là 20%. Một phần của tình hình này là số khách du lịch nước ngoài muốn làm tình với trẻ em đến Việt Nam ngày một đông hơn.
Cũng liên quan đến vấn đề buôn trẻ em, còn một đường khác là chuyện nhận con nuôi. Theo pháp luật Việt Nam, thì chỉ có hội Hồng Thập tự mới được phép đứng ra làm thủ tục xin và nhận con nuôi, nhưng theo báo chí trong nước, thì có đến 70 hội đoàn tư nhân trong đó có những nhóm ở nước ngoài đã đứng ra làm việc này. Chúng đã đưa hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn trẻ Việt Nam ra nước ngoài theo diện con nuôi trong nhiều năm qua.
Riêng trong năm 2002, theo số liệu chính thức, đã có khoảng 1500 trẻ Việt Nam được đưa sang làm con nuôi ở Pháp, Italia và Hoa Kỳ. Bao nhiêu trong số này thông qua hội Hồng Thập tự, và ngoài con số chính thức còn bao nhiêu trường hợp lén lút thì không ai biết.
Hình phạt
Theo bộ luật hình sự đang được áp dụng tại Việt Nam, thì tội hiếp dâm bị phạt từ sáu tháng đến năm năm tù, nhưng nếu nạn nhân tuổi từ 13 đến 16, thì hình phạt sẽ tăng lên từ 5 năm đến 10 năm.
Luật cũng quy định tội buôn bán phụ nữ bị phạt từ hai đến bẩy năm tù, và khung hình phạt tăng lên đến 20 năm tù nếu là buôn bán có tổ chức hay bán phụ nữ ra nước ngoài. Các tội cữơng ép hôn nhân hay tảo hôn, rửa tiền, đưa người vào vòng mãi dâm cũng được quy định rõ ràng trong luật với các hình phạt đến 5 năm tù.
Cơ quan công an tại Việt Nam hoạt động mạnh, và đạt được nhiều thành tích trong lãnh vực truy bắt tội phạm loại này. Nhưng số tội phạm ngày càng nhiều hơn và càng tinh vi hơn. Tính chung, trong 10 năm kể từ 1991, cảnh sát đã khám phá ra gần 2300 vụ và bắt giữ gần 4000 người về tội buôn bán phụ nữ trẻ em.
Trong những năm gần đây, số vụ khám phá ra được tăng lên nhiều cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Tình hình ấy cho thấy quyết tâm của nhà nước Việt Nam trong việc diệt trừ tệ buôn người, nhưng cũng cho thấy loại tội phạm ấy không hề giảm bớt nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm.
Tháng 10 năm 2003, một năm sau khi các công ty môi giới hôn nhân bị cấm hoạt động, một cơ quan môi giới hôn nhân giữa người Việt với người nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức bất vụ lợi
Cơ quan này có tên là ‘Trung tâm trợ giúp hôn nhân’ được mô tả là một tổ chức bất vụ lợi, hoạt động dưới sự quản lý của hội Liên Hiệp phụ nữ và hợp tác chặt chẽ với bộ Văn hoá và thông tin cũng như bộ tư pháp, nhưng chỉ hai tháng trước đó, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, 127 thiếu nữ Việt và năm người Hàn Quốc bị bắt vì đã tổ chức và tham dự các cuộc tuyển lựa cô dân Việt cho Hàn Quốc. Những tin tức loại này hhiện xuất hiện gần như mỗi ngày trên báo chí trong nước.
Song song với những cố gắng của chính phủ Việt Nam, nhiều tổ chức phi chính phủ cũng góp sức thông qua các chương trình giáo dục và hướng dẫn để giúp người dân hiểu biết và đề phòng đối với các băng đảng buôn phụ nữ trẻ em.
Các tổ chức đã có hoạt động là Child Wise, ECPAT. Trong phạm vi rộng hơn, vào đầu năm ngoái, giới chức du lịch thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN đã thảo luận và thông qua luật áp dụng cho du khách đến các nước trong vùng. Nhiều cơ quan thuộc Liên Hiệp quốc như UNESCO, UNICEF, tổ chức lao động quốc tế ILO và một cơ quan liên hợp được thành lập riêng cho sáu quốc gia lưu vực sông Mêkông có tên là UNIAP cũng góp phần đáng kể trong cố gắng này. Ngoài ra, Việt Nam còn ký các thoả thuận song phương với các quốc gia liên quan, chẳng hạn như thoả thuận ký với Trung Quốc hồi tháng tư năm ngoái, nhằm giảm bớt và đi đến triệt tiêu các loại tội phạm xuyên biên giới như buôn lậu, ma tuý, tiền giả và buôn bán phụ nữ trẻ em.
Mặc dù những cố gắng từ nhiều phía ấy, tệ buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn đang phát triển tại Việt Nam và các nước khác trong vùng, và tiếp tục là một mối quan tâm lớn của tất cả các chính phủ hữu quan cũng như dư luận toàn thế giới.
Tệ buôn người ở Việt Nam được mô tả là trầm trọng và diễn ra trên toàn quốc, theo phúc trình mới được công bố của phân khoa thâm cứu quốc tế của Trường đại học John Hopkins tại Washington D.C.
Bản phúc trình này đã tổng hợp gần 100 bài viết và công trình nghiên cứu trong năm năm qua của nhiều tác giả và tổ chức quốc tế. Nguyễn An tóm lược những nét chính của phúc trình, và cùng trình bày với Thy Nga.
Trước hết, phúc trình nói rằng Việt Nam là đầu mối của các đường dây buôn người đến các nước Cambodia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Úc, Đài Loan, Macao, Miến điện và Hồng Kông ở Á châu và cả Hoa Kỳ, Canada và Âu châu nữa.
Một cách cụ thể, trong khi các đường dây buôn người sang Trung Quốc bắt nguồn từ miền Bắc, thì các đường dây buôn người sang các nước Đông Nam Á bắt nguồn từ miền Nam.
Nguồn cung cấp dồi dào
Riêng với xứ Chùa Tháp, thì Việt Nam là có thể coi là một nguồn cung cấp dồi dào cho các xóm đèn đỏ nổi tiếng như Kiri Vong ở Phnom Din hay Borei Cholsa ở tỉnh biên giới Takeo. Cũng phải nói thêm là các đường dây buôn người ở Việt Nam không chỉ đáp ứng cho nhu cầu của nước ngoài, mà cả ở trong nội địa nữa.
Những đường dây buôn người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em để cung ứng cho các ổ mãi dâm trong vùng Đông Nam Á thật ra là một thành phần của một mạng lưới tội ác có tổ chức, bao trùm toàn vùng. Hoạt động của mạng lưới này không chỉ giới hạn trong lãnh vực mãi dâm, mà cả trong lao động cưỡng ép, ăn xin và hôn nhân giả nữa.
Theo nhận định của một chuyên gia Úc là ông Ron Corben, thì tệ lạm dụng tình dục trẻ em trước kia rất phổ biến tại Thái Lan và Cambodia, nhưng sau đó, dưới áp lực của cộng đồng quốc tế, hai nước này đã tăng cường kiểm soát và phòng ngừa. Kết quả là những tay bịnh hoạn thích làm tình với trẻ em nay đã chuyển hướng sang Việt Nam.
Nô lệ của thời đại ngày nay
Về việc phụ nữ Việt Nam bị bán sang Trung Quốc làm vợ, thì ít ra có hai nguyên nhân hỗ trợ cho nhau, thứ nhất là tình trạng thiếu phụ nữ tại Trung Quốc, và thứ hai là tình trạng nam thiếu nữ thừa tại Việt Nam.
Mới đây, ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleeza Rice tuyên bố rằng mỗi năm, số người bị buôn từ nước này sang nước khác trên phạm vi toàn thế giới có thể lên đến 800 ngàn, và buôn người phải được coi là tệ nô lệ của thời đại ngày nay.
Riêng trong vùng Đông Nam Á, thì mỗi năm có trên 200 ngàn phụ nữ và trẻ em rơi vào tay bọn buôn người, trong đó khoảng 60% được đưa tới các thành phố lớn trong vùng. Riêng đối với các phụ nữ Việt Nam bị rơi vào tay bọn buôn người, thì những ai bị đưa sang Thái Lan và Cambodia sẽ rơi vào kỹ nghệ mãi dâm, còn những người sang Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông hay Ma Cao thì có thể là để lấy chồng, làm việc nhà, chỉ một phần lọt vào tay các chủ chứa.
Tại Campuchia, gái mãi dâm Việt Nam được ưa chuộng vì có màu da sáng hơn người bản xứ. Trong khu đèn đỏ Svay Pak ở ngoại ô thủ đô Phnom Penh chẳng hạn, hầu hết gái mãi dâm là người Việt, trong đó có khá nhiều trẻ em.
Hoàn cảnh nghèo đói
Hoàn cảnh chung của những phụ nữ Việt Nam này là nghèo đói, thường ở vùng quê. Họ chấp nhận sang xứ Chùa Tháp vì được hứa hẹn là sẽ được thâu nhận để bán quán với lương cao và đời sống nhàn nhã. Đến khi biết ra sự thật, thì họ đã ở trong cảnh gần như tù ngục rồi.
Điều đáng buồn hơn cho những phụ nữ này là có khi họ được cứu thoát khỏi tay của bọn chủ chứa, thì lại bị ra toà và phạt tù về tội nhập cảnh bất hợp pháp trước khi bị trục xúât về lại Việt Nam.
Chuyện này đã xảy ra vài lần hồi các năm 2002 và 2003, và Liên Hiệp quốc đã phải lên tiếng. Thảm cảnh không phải chỉ xảy ra ở xứ Chùa Tháp, mà còn ở cả Thái lan, khi phụ nữ Việt Nam bị đưa đến đó thông qua Cambodia, như lời kể của một nạn nhân, cô Trưong thị Ái Vi mà một phái viên của ban Việt ngữ có cơ hội hỏi chuyện như sau: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Ngày càng tăng
Theo các số liệu thống kê thu lượm được tại hai tỉnh biên giới là An giang ở miền Nam và Quảng Ninh ở miền Bắc, thì tệ nạn buôn phụ nữ trẻ em qua biên giới ngày càng tăng. Không chỉ ở hai tỉnh ấy, các tỉnh khác, như Bắc Ninh chẳng hạn cũng thấy khá nhiều phụ nữ nghe theo lời đường mật của bọn buôn người.
Cách thuyết phục thông thường của chúng là ở Trung Quốc có nhiều việc làm nhàn hạ và lương cao, nhưng sau cùng, thì những phụ nữ cả tin đều sa chân vào những hang ổ buôn người.
Tình hình ở Đài Loan cũng tương tự: Vào cuối năm 2003, công an thành phố Hồ Chí Minh đã phá vỡ một đường dây bao gồm đến 23 người, rù quyến khoảng 100 thiếu nữ hầu hết dưới 18 tuổi sang Đài Loan để lấy chồng, nhưng thực tế là đưa họ vào các ổ mãi dâm.
Mới tháng rồi, cảnh sát Đài Loan đã khám phá ra một đường dây làm đám cưới giả cho một số phụ nữ Việt Nam, nhưng rồi sau đó đưa họ vào nhà chứa. Mời quý thính giả nghe tâm sự đau đớn ấy của một thiếu nữ Việt Nam may mắn được cứu thoát sau đây: (Xin theo dõi trong phần âm thanh bên trên)
Bằng nhiều hình thức
Cũng năm 2003, cảnh sát Canada khám phá ra một đường dây đưa phụ nữ từ Á châu, trong đó có Việt Nam, sang làm điếm hoặc làm nghề massage tại Vancouver. Những thiếu nữ này thường xuất ngoại với hộ chiếu du lịch hay du học. Trước đó một năm, cảnh sát Ba lan phá vỡ một đường dây đưa phụ nữ Việt sang Đức cũng với mục đích tương tự.
Không chỉ rơi vào các ổ mãi dâm, phụ nữ Việt Nam còn bị bọn buôn người đưa sang Trung Quốc và Đài Loan để làm vợ hay làm việc nhà trong những điều kiện lao động gian khổ chẳng khác gì nô lệ. Theo số liệu của các chính phủ Việt Nam và Đài Loan, thì số cô dâu Việt Nam được đưa sang đảo quốc có thể lên đến từ 40 đến 60 ngàn.
Một trong những cách để bọn buôn người chiêu dụ phụ nữ Việt Nam là thông qua mạng lưới Internet. Bọn chúng có khi trắng trợn dùng cả trang E-bay để rao bán phụ nữ Việt như chuyện xảy ra hồi năm ngoái. Sau đó, một tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan có tên là “Sáng hội cứu giúp phụ nữ” đã đệ đơn kiện cả người đang quảng cáo lẫn công ty E-bay.
Hành nghề từ khi còn nhỏ
Một vấn đề rất đáng quan tâm ở Việt Nam là các thiếu nữ làm nghề mãi dâm thường bắt đầu hành nghề từ khi còn nhỏ, và càng ngày càng nhỏ hơn: Thống kê cho thấy là vào năm 1998, chỉ có khoảng 8% gái mãi dâm là trong độ tuổi vị thành niên, nhưng qua đến năm 2003, thì tỷ lệ đó là 20%. Một phần của tình hình này là số khách du lịch nước ngoài muốn làm tình với trẻ em đến Việt Nam ngày một đông hơn.
Cũng liên quan đến vấn đề buôn trẻ em, còn một đường khác là chuyện nhận con nuôi. Theo pháp luật Việt Nam, thì chỉ có hội Hồng Thập tự mới được phép đứng ra làm thủ tục xin và nhận con nuôi, nhưng theo báo chí trong nước, thì có đến 70 hội đoàn tư nhân trong đó có những nhóm ở nước ngoài đã đứng ra làm việc này. Chúng đã đưa hàng trăm nếu không muốn nói là hàng ngàn trẻ Việt Nam ra nước ngoài theo diện con nuôi trong nhiều năm qua.
Riêng trong năm 2002, theo số liệu chính thức, đã có khoảng 1500 trẻ Việt Nam được đưa sang làm con nuôi ở Pháp, Italia và Hoa Kỳ. Bao nhiêu trong số này thông qua hội Hồng Thập tự, và ngoài con số chính thức còn bao nhiêu trường hợp lén lút thì không ai biết.
Hình phạt
Theo bộ luật hình sự đang được áp dụng tại Việt Nam, thì tội hiếp dâm bị phạt từ sáu tháng đến năm năm tù, nhưng nếu nạn nhân tuổi từ 13 đến 16, thì hình phạt sẽ tăng lên từ 5 năm đến 10 năm.
Luật cũng quy định tội buôn bán phụ nữ bị phạt từ hai đến bẩy năm tù, và khung hình phạt tăng lên đến 20 năm tù nếu là buôn bán có tổ chức hay bán phụ nữ ra nước ngoài. Các tội cữơng ép hôn nhân hay tảo hôn, rửa tiền, đưa người vào vòng mãi dâm cũng được quy định rõ ràng trong luật với các hình phạt đến 5 năm tù.
Cơ quan công an tại Việt Nam hoạt động mạnh, và đạt được nhiều thành tích trong lãnh vực truy bắt tội phạm loại này. Nhưng số tội phạm ngày càng nhiều hơn và càng tinh vi hơn. Tính chung, trong 10 năm kể từ 1991, cảnh sát đã khám phá ra gần 2300 vụ và bắt giữ gần 4000 người về tội buôn bán phụ nữ trẻ em.
Trong những năm gần đây, số vụ khám phá ra được tăng lên nhiều cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Tình hình ấy cho thấy quyết tâm của nhà nước Việt Nam trong việc diệt trừ tệ buôn người, nhưng cũng cho thấy loại tội phạm ấy không hề giảm bớt nếu không muốn nói là ngày càng tăng thêm.
Tháng 10 năm 2003, một năm sau khi các công ty môi giới hôn nhân bị cấm hoạt động, một cơ quan môi giới hôn nhân giữa người Việt với người nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam được thành lập tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tổ chức bất vụ lợi
Cơ quan này có tên là ‘Trung tâm trợ giúp hôn nhân’ được mô tả là một tổ chức bất vụ lợi, hoạt động dưới sự quản lý của hội Liên Hiệp phụ nữ và hợp tác chặt chẽ với bộ Văn hoá và thông tin cũng như bộ tư pháp, nhưng chỉ hai tháng trước đó, cũng tại thành phố Hồ Chí Minh, 127 thiếu nữ Việt và năm người Hàn Quốc bị bắt vì đã tổ chức và tham dự các cuộc tuyển lựa cô dân Việt cho Hàn Quốc. Những tin tức loại này hhiện xuất hiện gần như mỗi ngày trên báo chí trong nước.
Song song với những cố gắng của chính phủ Việt Nam, nhiều tổ chức phi chính phủ cũng góp sức thông qua các chương trình giáo dục và hướng dẫn để giúp người dân hiểu biết và đề phòng đối với các băng đảng buôn phụ nữ trẻ em.
Các tổ chức đã có hoạt động là Child Wise, ECPAT. Trong phạm vi rộng hơn, vào đầu năm ngoái, giới chức du lịch thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tức ASEAN đã thảo luận và thông qua luật áp dụng cho du khách đến các nước trong vùng. Nhiều cơ quan thuộc Liên Hiệp quốc như UNESCO, UNICEF, tổ chức lao động quốc tế ILO và một cơ quan liên hợp được thành lập riêng cho sáu quốc gia lưu vực sông Mêkông có tên là UNIAP cũng góp phần đáng kể trong cố gắng này. Ngoài ra, Việt Nam còn ký các thoả thuận song phương với các quốc gia liên quan, chẳng hạn như thoả thuận ký với Trung Quốc hồi tháng tư năm ngoái, nhằm giảm bớt và đi đến triệt tiêu các loại tội phạm xuyên biên giới như buôn lậu, ma tuý, tiền giả và buôn bán phụ nữ trẻ em.
Mặc dù những cố gắng từ nhiều phía ấy, tệ buôn bán phụ nữ và trẻ em vẫn đang phát triển tại Việt Nam và các nước khác trong vùng, và tiếp tục là một mối quan tâm lớn của tất cả các chính phủ hữu quan cũng như dư luận toàn thế giới.