PDA

View Full Version : Từ một cuộc phỏng vấn, 2 bái viết trái



traibuidoi
08-09-2005, 08:34 PM
Tình cờ đọc trên báo Công An về Đơn Dương trong đó có đề cấp đến đài RFA phỏng vấn Đơn Dương. Tôi tìm đến và đọc, thật bất ngờ hai bài lại trái ngược nhau. Đúng là nếu chỉ trích một phần trong cuộc phỏng vấn, mình có thể làm ý của người nói khác đi 180 độ.



Phát biểu trên đài R.F.A ngày 7-6-2005: Hơn hai năm sống trên “miền đất hứa”, Đơn Dương tự hối...

Ngày 9-4-2003, Đơn Dương cùng vợ con đặt chân đến đất Mỹ với ảo vọng trở thành ngôi sao của Hollywood, cát-xê tính bằng triệu đô la. Thế nhưng đã hơn hai năm nay, ngoài tư cách... người thất nghiệp, Đơn Dương chẳng được một cơ hội nào ở kinh đô điện ảnh thế giới.
Đơn Dương trong phim “Chúng ta là những người lính”

Mới đây, trên một số báo, đài ở hải ngoại, Đơn Dương lại “nổ” hợm hĩnh để che giấu thất vọng trong cuộc sống hiện tại. Đặc biệt anh ta cho rằng đã bị đạo diễn lừa khi đóng phim “Chúng ta là những người lính” và “Rồng xanh”, đồng thời công nhận hai bộ phim đó phản lại sự thật lịch sử cũng như vai diễn của mình trong phim là hành vi “phản quốc”! Đơn Dương đã chịu nói lên sự thật, dù hơi muộn!

Năm 1982, bắt đầu bằng một vai nhỏ trong phim Pho tượng của đạo diễn Lê Dân, Đơn Dương được nhiều đạo diễn chú ý và sau đó anh ta xuất hiện khá nhiều trên phim ảnh. Đến năm 1999, khi bộ phim Ba mùa (ĐD: Tony Bùi) mà Đơn Dương giữ một vai trong đó, được giải thưởng ở Liên hoan phim Sundance, anh ta “lọt vào tầm ngắm” của một vài đạo diễn Hollywood. Năm 2001, được đạo diễn Randall Wallace mời vào vai thiếu tá Nguyễn Hữu An trong phim Chúng ta là những người lính (We’re Soldiers) cùng với ngôi sao Hollywood Mel Gibson và một vai khác trong phim Rồng xanh (Green Dragon), Đơn Dương đã tham gia xuyên tạc lịch sử về cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc qua hai bộ phim này. Khi vụ việc bùng nổ, thay vì ăn năn hối cãi, Đơn Dương với bản chất hám danh, vọng ngoại, đã gửi rất nhiều thư cho báo đài và một số nhà làm phim ở nước ngoài kêu cứu. Đến ngày 9-4-2003, Đơn Dương được xuất cảnh. Đêm trước chuyến bay, Đơn Dương còn có hành vi côn đồ, gây sự, đánh thương tích một người chỉ vì anh này không công nhận Đơn Dương là “diễn viên quốc tế”...

Đến Mỹ, Đơn Dương ảo tưởng mình sẽ được đông đảo fan ôm hoa chào đón, song chỉ có vài người thân ra sân bay San Fransisco rước “nỗi buồn” của mình về ở chung nhà. Hơn hai năm qua kể từ ngày đặt chân lên “đất hứa”, Đơn Dương từ cuộc sống khá giả, thành đạt ở VN, trở thành con người không nhà (ở nhờ nhà người chị), không nghề nghiệp, sống như người thừa giữa xã hội Mỹ. Đã vậy, anh ta còn bị vô số những bài báo của cộng đồng Việt kiều tại Mỹ mỉa mai rất đau, rằng Đơn Dương đã xài “khổ nhục kế” để được các đạo diễn Hollywood chú ý, nhưng tại Mỹ “nước mắt không trở thành danh vọng cho tài tử này!”. Vì vậy, trên đài R.F.A ngày 7-6-2005, Đơn Dương đã rên rỉ: “Tôi đã căng thẳng, mệt mỏi lắm rồi. Xin hãy để tôi yên!”. Mới đây, ngày 31-7-2005, trong cuộc trò chuyện trực tuyến trên mạng N.V Online, rất nhiều độc giả Việt kiều đã đặt câu hỏi về cuộc sống hiện tại của Đơn Dương sau hơn hai năm định cư trên đất Mỹ. Đơn Dương với bản tính thích “nổ” và sĩ diện, dĩ nhiên không thể kể lể hoàn cảnh bi đát trên “đất hứa” của
mình. Anh ta lảng tránh hoặc trả lời theo kiểu “ngoại giao”, đại loại như: “có khó khăn nhưng giờ cũng tạm ổn rồi”, “sắp tới có thể cuộc sống của tôi và gia đình sẽ tốt đẹp hơn” v.v... Một số câu hỏi khác xung quanh vấn đề “Đơn Dương tự cho mình là ngôi sao điện ảnh, vậy từ hồi sang Mỹ đến giờ đã được mời đóng một phim nào chưa?”. Lúc đầu Đơn Dương khoác loác rằng đã được hãng lớn Paramout mời đóng chung với Tom Hank trong phim Lady Killer, nhưng vì không thích vai diễn ấy nên đã từ chối. Lát sau anh ta lại “nổ” cao hơn: “đang chuẩn bị cho phim The bamboo chesh, sang năm sẽ trình chiếu...”. Nhưng rồi cuối cùng “giấu đầu lòi đuôi”, Đơn Dương đành phải ấp úng thú nhận rằng thời gian qua anh ta chưa được mời tham gia một phim nào cả và điều đó đã gây đau khổ cho một người đam mê điện ảnh, có tâm hồn rất dễ bị tổn thương như anh ta. Đơn Dương mơ ước cùng bạn bè thành lập hãng phim để mong được trở lại với điện ảnh, song điều đó trên đất Mỹ dường như không dễ! Thời gian qua chính vì quá... rảnh rỗi nên Đơn Dương đã “nhiệt tình” cùng nữ diễn viên Kiều Chinh đi khắp nước Mỹ tuyên truyền cho bộ phim Vượt sóng (ĐD: Hàm Trần) - một bộ phim phản động, xuyên tạc đất nước bằng giọng điệu cũ mèm, gây chán ngán cho bà con Việt kiều.

Giải thích về việc đóng phim phản quốc bị tẩy chay, phải “bỏ của chạy lấy người”, Đơn Dương ngụy biện rằng: “Thực sự tôi chỉ là nạn nhân của đạo diễn trong Chúng ta là những người lính và Rồng xanh, bởi sau sự kiện nước Mỹ bị khủng bố ngày 11-9, hai bộ phim này từ chỗ ca ngợi quân đội miền Bắc (QĐNDVN) (tôi đã tìm hiểu thấy điều đó đúng với lịch sử nên mới nhận lời tham gia) đã được sửa lại thành nói xấu...” (phát biểu của Đơn Dương trên đài R.F.A ngày 7-6-2005). Với phát biểu này, Đơn Dương đã buộc phải thừa nhận vai diễn của anh ta trong hai bộ phim trên bị dư luận lên án “phản quốc” là xác đáng. Tiếc rằng, sau hơn hai năm rời bỏ tổ quốc, Đơn Dương mới nhận ra được điều này. Hơn nữa, chính Đơn Dương trước đây đã viết thư “cầu cứu” đạo diễn hai bộ phim nói trên, nhờ họ ủng hộ cho việc sang Mỹ của anh ta. Giờ đây khi ảo vọng sụp đổ, lụi tàn, Đơn Dương quay quắt 1800 lên án các ân nhân và cho rằng họ đã lừa anh ta. Đây là bản chất lật lọng, “ăn cháo đá bát” của Đơn Dương. Đó cũng là lời giải thích về thái độ hằn học, nói xấu quê hương của Đơn Dương khi đã định cư ở hải ngoại. Dù có một chút năng khiếu điện ảnh, song Đơn Dương sẽ không có một tương lai tốt đẹp nếu không thay đổi bản chất vô ơn của mình!
TRỌNG ĐỨC - TRÚC LINH
http://www.baocongantphcm.com.vn/detail_news.php?a=art07195&b=9

Còn đây là cuộc phỏng vấn trên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/06/07/DonDuong_newlifein_America_PAnh/
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/2005/06/14/DonDuong_newlifein_America_PAnh2/

Đọc xong mới thấy sợ, từ nay phải coi lại lời ăn tiếng nói của mình mắc công người khác sửa khác đi hại mình nửa.[/b]